Thực sự thời gian gần đây, đêm nào tôi cũng trằn trọc, suy nghĩ về cuộc sống gia đình nay mai rồi sẽ như thế nào?. Uớc mơ vượt lên thoát nghèo liệu bao giờ mới được với tới?. Trong lòng dù luôn chất chứa nỗi niềm, nhưng cũng chả biết tâm sự cùng ai. Sau nhiều lần suy nghĩ, hôm nay, tôi lấy hết bình tâm để bộc bạch đôi dòng. Hy vọng, dù không giúp mọi việc tốt đẹp hơn nhưng làm vậy chắc cõi lòng tôi cũng được nhẹ nhõm hơn.
Miền đất Đan Sa, Quảng Phúc, TX Ba Đồn, Quảng Bình nơi tôi sinh ra vốn là vùng quê nghèo. Bà con hiền lành, thật thà, quanh năm chăm chỉ làm lụng, lấy thành quả từ chăn nuôi, trồng trọt để tạo nguồn thu nhập chính. So với những hộ khác, gia đình tôi thuộc diện nghèo khó nhất vùng. Bố mẹ đều đã già yếu, trong nhà lại đông anh em. Vì là anh cả nên tôi phải ra sức gồng gánh, bươn chải mong sao lo đủ bữa ăn hằng ngày cho cả gia đình.
Quê tôi vốn yên bình là vậy. Thế mà hơn hai năm trở lại đây, từ ngày chúng tôi đón Cha Ái về làm quản xứ, nhịp sống của gia đình tôi bị xáo trộn đi khá nhiều. Trong khi cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc thì Cha bắt đóng biết bao là thứ khoản mới, những khoản từ trước đã phải đóng thì hầu như giờ đều tăng mức giá. Cả tuần quần quật đi làm đủ thứ việc, ai mướn gì làm nấy nhưng vẫn không đủ ăn. Ai cũng có ngày chủ nhật để nghỉ ngơi, thư giãn, riêng tôi lại khác. Vì nghĩ không đi làm thì lấy gì bỏ vào miệng, nên tôi cũng đành cố gắng. Làm thợ xây, mỗi ngày tiềncông chả nhiều nhặn gì, tính ra cũng đủ đổ xăng, còn dư vài chục nghìn vừa đủ lo tiền chợ búa hằng ngày. Vậy mà Cha lại quy định ai đi làm ngày chủ nhật đều phải đóng tiền công lại cho nhà thờ. Mỗi ngày hai mươi nghìn đồng, vậy cả năm tính sơ sơ cũng cả triệu bạc rồi chứ ít ỏi gì đâu. Thế những ngày ấy, tiềncông phải đem đóng hết cho Cha vậy gia đình tôi biết lấy gì ăn đây?.
Cũng phải kể đến việc xây nhà dạy giáo lý của xứ. Từng được nghe Cha mô tả tầm vóc ngôi nhà, chúng tôi ai nấy không khỏi mừng thầm, nghĩ rằng chỉ vài tháng nữa sẽ có nhà cao cửa đẹp để sử dụng, sắp được nở mày nở mặt với bạn bè xứ khác. Kể ra cũng phấn khởi đấy, tự hào đấy, nhưng chi phí để xây dựng thì lấy đâu ra.?. Từ dân mà ra chứ còn đâu nữa.
Cha à, giáo xứ mình còn nghèo, còn vất vả lắm mà Cha!. Cha nào hiểu được khoản tiền 4 triệu đồng/hộ phải đóng đấy là con số không hề nhỏ. Nếu nói là lớn đối với những gia đình quá đỗi vất vả như chúng tôi đây. Chừng ấy là thành quả lao động cả tháng trời, là mồ hôi nước mắt, công sức bòn mót, tích cóp biết bao lâu mới được. Nhiều khi đói chả dám ăn, rét chả dám mặc. Nhìn mái nhà đang còn dột nát, không có tiền sửa sang, cám cảnh mỗi mùa mưa bão, mấy anh em phải ôm nhau ru rú một góc nhà mà khóc lóc, tôi ngẫm mà đau, mà chua xót lắm. Cũng phải nói, mấy phòng dạy giáo lý cũ trước giờ vẫn đang dùng tốt cơ mà, chí ít cũng sử dụng thêm được 5 – 6 năm nữa đấy. Sao giờ lại phải đập phá đi một cách phí phạm như thế?. Thực ra đây không chỉ là suy nghĩ của riêng tôi mà hầu như mọi người trong giáo xứ đều nghĩ vậy. Nhưng có điều ai cũng sợ Cha nên không dám lên tiếng mà thôi. Ngẫm nghĩ lại, nếu quê mình mà các gia đình đều có điều kiện, nhiều hộ giàu có như ở xứ bạn Xuân Hòa, Quảng Xuân, Quảng Trạch thì chuyện đóng góp cả trăm tỷ bạc để xây nhà thờ cũng chả có ai trách móc gì đâu, đằng này…. Thôi thì “thắt lưng buộc bụng” cố đóng cho xong khoản tiền ấy, nhưng nhìn cảnh mấy đứa em về xin tiền để đóng tiền học mà không có để cho, thấy nó rơm rớm nước mắt mà thương. Xót lắm Cha ơi!
Cả chuyện Cha hô hào xin lúa, biết đó là của cải tự quê mình làm ra, vụ mùa mấy năm nay cũng đã khấm khá hơn trước. Còn nhớ, khi vụ mùa đã xong, cứ mỗi dịp lễ tối, Cha lại nhẹ nhàng gợi ý: “Các con ai có lòng tốt thì tùy tâm mà đóng góp ít gạo để Cha đem gửi vào nhà Dòng”. Cha bảo vậy thì ai mà không nghe. Nhà ít thì cho 01 bao, nhà nhiều thì đóng góp cả chục bao mà không thấy tiếc. Tính ra, cả xứ vận động cũng được mấy trăm bao rồi. Với một vùng quê cơ bản thuần nông thì bao lúa, bao gạo cũng đã là tài sản lớn, để có được chừng ấy, ai nấy hằng ngày mà chả “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Một số hộ còn bị mất mùa, giờ họ đem đóng hết cho Cha thì còn gì để ăn quanh năm. Liệu số gạo mà chúng tôi cực khổ kiếm ra được chuyển vào Dòng thì công trạng và tiếng tăm ai sẽ được hưởng?. Chúng tôi hay vẫn là Cha?. Và nguồn gạo ấy, liệu có được chuyển tận nơi như Cha hứa hẹn hay sẽ đi về đâu, có lọt vào túi riêng của ai không?. Điều này chắc không một ai trong chúng tôi có câu trả lời chính xác cả.
Vẫn chưa hết chuyện khiến tôi bức xúc. Cùng là giáo dân ở trong một xứ, ai cũng trọn một tấm lòng thờ phượng Chúa. Nhưng cứ phải sống ở trong cộng đồng giáo xứ này mới biết, chỉ những nhà nào giàu có, dâng tiền lễ nhiều thì cha mới làm lễ đầy đủ lễ nghi, có sự thành tâm. Còn những gia đình nghèo khổ, dưới đáy xã hội như chúng tôi, cha chỉ toàn làm lễ qua loa chiếu lệ, thậm chí với thái độ tỏ ra khinh thường. Của mọn lòng thành, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, cớ sao Cha lại lấy giá trị vật chất làm thước đo tấm lòng thơm thảo trong khi điều kiện mỗi nhà mỗi khác. Nhớ hồi cha Bính còn đang quản xứ, tiền xin lễ lúc ấy chỉ vỏn vẹn 50 nghìn đồng, nhưng Cha luôn làm lễ một cách tận tình cho tất cả bà con. Vậy mà ngày nay, tới thời cha Ái, tiền xin lễ giờ đã tăng gấp cả chục lần, mà lại xuất hiện sự phân biệt giàu nghèo trong cách làm lễ như vậy. Liệu rằng cha Ái có xứng đáng với bổn phận mà Chúa đã phó thác khi về quản xứ hay chưa?. Chả nhẽ nghèo đói cũng là cái tội hay sao?
Ấy vậy mà, khi con em trong vùng đi học đóng tiền hay nộp cho chính quyền để phục vụ an sinh xã hội thì Cha lại lên tiếng, tỏ ý bất bình, còn cố tình cản trở. Lẽ nào, Cha đang lo sợ nguồn tiền tích lũy trong dân, nếu bị phân tán đi nơi khác sẽ làm hao hụt số tiền chảy vào túi riêng của Cha?. Cha đã vắt kiệt sức lực và cả niềm tin của chúng tôi.
Còn nhiều chuyện mà chưa kể hết, thôi khi nào có thời gian tôi lại kể tiếp cho các bạn vậy. Thử nghĩ mà xem: Cuộc sống của những con người nông dân lam lũ như chúng tôi rồi sẽ đi đâu, về đâu, khi sống dưới sự “chăm sóc phần hồn” của một người Cha “đáng kính” như vậy?.
Phan Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét