Đất nước đang bước sang những ngày đầu của năm mới với nhiều hy vọng và niềm tin. Như khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam: Đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như hiện nay trên trường quốc tế. Vui mừng trước những thành quả đạt được, song chúng ta cũng phải nhìn nhận những thách thức, khó khăn. Tình hình thế giới hiện nay, không biết điều gì có thể xảy ra. Vì thế, mỗi người chúng ta không được chủ quan, phải nâng cao ý thức cảnh giác, trước hết là với âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.
Từ thực tiễn của các quốc gia
Thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là tổng hợp của các phương thức, biện pháp được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, ngoại giao... “Diễn biến hòa bình” là một thủ đoạn phi quân sự, chú trọng chiến tranh tâm lý, đặc biệt nhấn mạnh sức mạnh của tư tưởng - ý thức hệ. Chúng gọi đó là “tiến công vào lòng người” để làm sụp đổ tinh thần chiến đấu của đối phương; làm tan rã đối phương về nội tâm, tinh thần và tư tưởng; gây hỗn loạn, tâm lý sợ hãi; kích động tâm trạng bất mãn, thù địch với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản; truyền bá mô thức chính trị, mô thức kinh tế, quan niệm giá trị và lối sống của phương Tây. Vấn đề “nhân quyền” và “dân chủ” được coi là vũ khí lợi hại.
Có thể thấy, tuy khác nhau về phương thức tiến hành nhưng âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình” chỉ có một, đó là lật đổ chế độ XHCN. Những “cuộc cách mạng cam”, “cách mạng đường phố” tuy là những tên gọi khác nhau nhưng cùng để chỉ một chiến lược lật đổ chính quyền bằng đảo chính chính trị. Điều này đã diễn ra ở một số nước như “cuộc cách mạng nhung” tại Nam Tư năm 2000, tại Grudia năm 2003 và tại Ucraina cuối năm 2004... Đặc điểm chung trong thực hiện chiến dịch tại các nước chính là đề cao giá trị tự do phương Tây, thực hiện chiến dịch tranh cử được tài trợ bởi các tổ chức phi Chính phủ. Bị chuyển hóa dần dần tiến tới thay đổi chính quyền là đặc điểm chung của chiến lược “diễn biến hòa bình” tại các nước trên.
Có thể thấy, tuy khác nhau về phương thức tiến hành nhưng âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình” chỉ có một, đó là lật đổ chế độ XHCN. Những “cuộc cách mạng cam”, “cách mạng đường phố” tuy là những tên gọi khác nhau nhưng cùng để chỉ một chiến lược lật đổ chính quyền bằng đảo chính chính trị. Điều này đã diễn ra ở một số nước như “cuộc cách mạng nhung” tại Nam Tư năm 2000, tại Grudia năm 2003 và tại Ucraina cuối năm 2004... Đặc điểm chung trong thực hiện chiến dịch tại các nước chính là đề cao giá trị tự do phương Tây, thực hiện chiến dịch tranh cử được tài trợ bởi các tổ chức phi Chính phủ. Bị chuyển hóa dần dần tiến tới thay đổi chính quyền là đặc điểm chung của chiến lược “diễn biến hòa bình” tại các nước trên.
Nhận rõ âm mưu và phương thức “diễn biến hòa bình”, trong các Văn kiện qua các kỳ đại hội, Đảng đã chỉ rõ bản chất và những nguy cơ phải phòng tránh. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Thế lực chống chủ nghĩa xã hội và độc lập dân tộc luôn chĩa mũi nhọn vào Đảng. Thủ đoạn của họ thường dùng là xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, thổi phồng sai lầm, khuyết điểm của Đảng, đòi thực hiện nhân quyền và dân chủ kiểu tư sản, đòi phi chính trị hóa bộ máy Nhà nước, đòi đa nguyên, đa đảng nhằm tước bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Họ lợi dụng những kẻ cơ hội, phản bội về chính trị hoặc thoái hóa về phẩm chất, đạo đức để chia rẽ, làm suy yếu, phá hoại Đảng từ bên trong. Sau khi Đảng xác định “diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch gây ra là một trong bốn nguy cơ tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định nhiệm vụ “Chủ động phòng ngừa, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, hoạt động gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch”.
Tại sao phải nhận diện?
Trước hết, chúng ta cần thấy rằng, cùng với thời gian, âm mưu và thủ đoạn của các đối tượng trong thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” sẽ còn tiếp tục tinh vi và quyết liệt hơn. Điều đó đặt ra những thách thức, những trách nhiệm và cả hành động của mỗi chúng ta. Sẽ có nhiều lý do để mọi người ý thức rõ điều này.
Thứ nhất, những thành quả chúng ta đạt được trong hàng chục năm qua là rất chắc chắn và không thể phủ nhận. Sau 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, hơn 30 năm tiến hành đổi mới với muôn vàn khó khăn, đất nước chúng ta đã có bước chuyển mình vững chắc trên mọi phương diện. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, bức tranh kinh tế - xã hội với nhiều dấu ấn đậm nét, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, song, chúng ta phải nhìn vào điểm xuất phát, với những khó khăn của mình từ những ngày đầu để thấy rằng, thành quả trên thật ngọt ngào, tự hào và đáng trân quý. Vì thế, bằng mọi cách, chúng ta phải dùng sức mạnh của mình, trách nhiệm của lương tâm, của trí tuệ để bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ cuộc sống bình yên của mỗi gia đình, trong đó mỗi chúng ta là một thành viên cấu tạo thành.
Thứ hai, nhìn từ thực tiễn các quốc gia, soi lại lịch sử dân tộc, chúng ta biết rằng, đã đi qua nhiều những năm tháng chiến tranh, đã chứng kiến nhiều những mất mát, hy sinh để có hôm nay. Nhân dân ta đã nếm trải số phận của nô lệ, thuộc địa; chứng kiến sự mất mát trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc... qua đó, hiểu được giá trị thiêng liêng của độc lập dân tộc và tính tất yếu giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta, dân tộc ta đã đoàn kết, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng kiên cường, bất khuất làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù. Những tháng ngày qua đã vậy và trong tương lai, chắc chắn cũng sẽ thế. Chúng ta ghi lòng tạc dạ lời răn dạy của vua Trần Nhân Tông: “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không để lọt vào tay kẻ khác”.
Thứ ba, Đảng ta đã nhận rõ nguy cơ và xác định những nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện. Xác định phải thu phục lòng dân, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, không để người dân suy giảm niềm tin vào Đảng, thời gian qua, Đảng đã tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân, kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên vi phạm, ảnh hưởng uy tín của Đảng. Tất nhiên, việc thu phục lòng dân là một quá trình lâu dài, được giải quyết đồng bộ, trên tất cả các mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa... Không có nguy cơ nào, thế lực thù địch nào có thể làm sụp đổ chế độ XHCN của chúng ta, nếu Đảng, Nhà nước ta, chế độ ta được nhân dân đồng tình, đoàn kết, gắn bó, ủng hộ và bảo vệ. Vì thế, phòng, chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là một bộ phận quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên, cấp bách hàng đầu trong bảo vệ Tổ quốc XHCN; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và cả lực lượng vũ trang.
Có thực hiện tốt nhiệm vụ này mới đảm bảo đất nước ổn định, phát triển bền vững. Trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, nhất là tác động của mạng xã hội, việc các thông tin đa chiều, đan xen tốt - xấu đã, đang ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Hiện, xã hội đã xuất hiện những lệch chuẩn về giá trị theo định hướng XHCN. Vì thế, người dân phải luôn cảnh giác trước những tác động của “diễn biến hòa bình” và kinh tế thị trường. Việc phòng chống “diễn biến hòa bình” phải gắn chặt với đấu tranh khắc phục suy thoái “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
“Diễn biến hòa bình” là thực tế, đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên mọi mặt của đời sống xã hội. Thực tiễn đã chứng minh, một “cơ thể mạnh khỏe” thì các yếu tố bên ngoài sẽ không thể xâm nhập, làm suy yếu. Vì thế, cách phòng, chống “diễn biến hòa bình” tốt nhất là nhân dân ta xây dựng một đất nước phát triển, toàn dân đoàn kết một lòng. Khi đó, sẽ không một thế lực, sức mạnh nào có thể xâm lấn, chống phá.
Công an Nhân dân
Vũ Long (St)
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét