Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

USAID đã gây bao nhiêu t.ộ.i á.c bên ngoài nước Mỹ?

Tháng 10 năm 2012, Nga chính thức cấm Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hoạt động cho thấy cơ quan mang mác nhân đạo này chỉ là bình phong cho các hoạt động tình báo của Mỹ trên toàn thế giới.
Cuối tháng 9 năm 2012, trong một tuyên bố chính thức, Bộ Ngoại giao Nga tố cáo USAID can thiệp sâu các công việc nội bộ của Nga và cố tình gây ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc bầu cử bằng cách cung cấp các khoản tiền viện trợ cho các tổ chức đối lập. Nổi bật là hoạt tính của USAID ở các khu vực của Nga, nhất là ở Bắc Kavkaz. Chi nhánh của USAID ngừng công việc ở Nga từ ngày 1/10/2012, bởi theo đánh giá của Bộ Ngoại giao Nga, hoạt động của các nhân viên tổ chức này ở Nga đã vượt ra ngoài khuôn khổ thúc đẩy hợp tác nhân văn song phương.
Quyết định trục xuất USAID khỏi Nga dường như là một hành động hợp lý của Kremlin. Nga không khuyến khích đóng góp từ thiện vì chính quyền không miễn thuế cho các khoản đóng góp từ thiện đó mà chỉ cho phép những người Nga giàu có tài trợ thông qua các tổ chức được nhà nước cho phép. Chẳng hạn, năm 2003 Cơ quan Cảnh sát điều tra Nga bắt giam tỉ phú giàu nhất Nga Mikhail Khodorkovsky. Khodorkovsky bị tuyên phạt 14 năm tù và tịch thu toàn bộ tài sản vì tội trốn thuế, tuy nhiên thực tế là ông ta thường xuyên tài trợ cho các đảng đối lập ở Nga. Một tỉ phú khác, ông Alexander Lebedev cũng cho biết, các khoản lợi nhuận kinh doanh của công ty ông bị tấn công vì ông ta tài trợ cho phe đối lập.
USAID đã gây bao nhiêu t.ộ.i á.c bên ngoài nước Mỹ?
USAID là cơ quan độc lập của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ, nêu châm ngôn thực hiện viện trợ phi quân sự giúp đỡ các nước khác. Cơ quan xúc tiến các đề tài củng cố nền dân chủ và bảo vệ nhân quyền, cũng như các nội dung sức khỏe, giáo dục, môi trường và phát triển kinh tế. Chi nhánh Nga của cơ quan bắt đầu hoạt động từ năm 1992.
Không chỉ ở Nga, lâu nay các văn phòng của USAID tại Mỹ Latinh đã nổi tiếng là các trung tâm tình báo, âm mưu làm suy yếu các chính phủ hợp pháp tại một số quốc gia của châu lục không liên minh với Mỹ. Sự thật rằng, USAID đang chứa chấp các điệp viên của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ được che đậy sơ sài, khi các văn phòng USAID dường như đã đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các cuộc đảo chính tại Mỹ Latinh, cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và tư tưởng cho các phe đối lập. USAID cũng thường tìm cách can dự với các lực lượng vũ trang địa phương và các cơ quan thực thi pháp luật, tuyển dụng các “điệp viên” trong các lực lượng này để sẵn sàng giúp phe đối lập khi có cơ hội.
Trong nhiều mức độ khác nhau, tất cả các nhà lãnh đạo dân túy tại Mỹ Latinh đều cảm thấy sức ép của USAID. Nguyên Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela từng là mục tiêu số một trong danh sách kẻ thù của USAID. Sự ủng hộ của người dân đối với phe đối lập tại Venezuela đã giảm mạnh từ sau các cuộc biểu tình lớn năm 2002-2004, khi chính phủ tái tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội, chăm sóc y tế, xây dựng nhà ở và các chính sách thanh niên. Phe đối lập bắt đầu phải dựa nhiều hơn vào các chiến dịch trên các phương tiện truyền thông.
USAID cũng dính líu đến cuộc đảo chính bất thành năm 2012 tại Ecuador, khi Tổng thống R. Correa đã thoát một âm mưu ám sát trong gang tấc. Một số âm mưu nhằm thay thế chính phủ của Tổng thống Evo Morales rõ ràng có liên quan đến các quan chức của USAID tại Bolivia. Tháng 6/2012, ngoại trưởng của các thành viên thuộc Liên minh Bolivia vì châu Mỹ (ALBA) đã thông qua một nghị quyết về USAID. Nghị quyết trên viết: “Lấy cớ lập kế hoạch và phối hợp viện trợ nước ngoài, USAID đang công khai can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, tài trợ cho các ONG và các hoạt động biểu tình nhằm làm suy yếu các chính phủ hợp pháp bị Washington xem là không “thân thiện”.
Các tài liệu từ Bộ Ngoại giao Mỹ đã cung cấp bằng chứng cho thấy sự hỗ trợ tài chính cho các đảng và các nhóm đối lập với các chính phủ ALBA. Tại hầu hết các quốc gia ALBA, USAID hoạt động thông qua các mạng lưới ONG mở rộng của họ và tài trợ bất hợp pháp cho các tổ chức truyền thông và các nhóm chính trị”. Các ngoại trưởng đã kêu gọi các nhà lãnh đạo ALBA trục xuất ngay các đại diện USAID, những người đang đe dọa chủ quyền và ổn định chính trị tại các quốc gia mà họ đang hoạt động. Nghị quyết trên đã được Bolivia, Cuba, Ecuador, Cộng hòa Dominica, Nicaragwa và Venezuela ký.
Uy tín của USAID đang ngày càng giảm sút và năm 2012, việc ông Paul J. Bonicelli, được Thượng viện Mỹ phê chuẩn là người phụ trách mới khu vực Mỹ Latinh và Caribe của USAID, dường như không thể đảo ngược khuynh hướng này. Người tiền nhiệm của ông Bonicelli là Mark Feuerstein bị giới lãnh đạo Mỹ Latinh tránh xa do đã “dàn dựng” các vụ lật đổ các nhà lãnh đạo hợp pháp của Honduras và Paraguay. Là một người bảo thủ, Bonicelli đã đứng đầu nhiều bộ phận khác nhau của USAID và “thúc đẩy dân chủ” cùng với Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ.
USAID tin rằng, các nước trên đã ổn và không còn cần trợ giúp, để cơ quan này có thể dồn sức mạnh chống lại các kẻ thù chính của họ là các nhà lãnh đạo dân túy và Cuba, cố gắng gạt bỏ các nhà chính trị không “thân thiện” với Washington khắp tây bán cầu. Ngân sách được USAID tuyên bố cho Mỹ Latinh là 750 triệu USD, nhưng nếu tính cả các khoản chi ngầm, số tiền trên có thể gấp đôi, lên tới 1,5 tỉ USD.
Cre: @History Kiddoes

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét