Một quốc gia tiếp giáp biên giới và có mối quan hệ rất khăng khít với Trung Quốc, bị vây quanh bởi rất nhiều “ổ dịch” trong khu vực, có mối quan hệ kinh tế, ngoại giao, du lịch, giao thông với hầu khắp các quốc gia trên thế giới, cũng không hề là một quốc gia “đóng cửa”, có vị trí địa lý ở một trong những khu vực tấp nập nhất trên thế giới, dân số đông đúc, mật độ dân cư thành thị ở mức cao.
Nhưng quốc gia ấy, tính đến hết ngày 10/04/2020 mới chỉ có 257 ca nhiễm Covid-19, đứng ở vị trí khoảng 109/212 quốc gia và vùng lãnh thổ được thống kê có người nhiễm. Việt Nam cũng là quốc gia có số người nhiễm ít nhất trong danh sách 40 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu.
Có một vấn đề được các tổ chức chống phá, các đơn vị như BBC, VOA, RFA hay một số thanh niên dân chủ như Dưa Leo, Cu Hiệp… hay nói ra nói vào đó là nghi ngờ: Việt Nam giấu dịch. Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ tổng hợp các luận điểm của các phe đó đưa ra và đi vào chứng minh, giải thích và phản biện các luận điểm ấy.
(*) Việt Nam là một quốc gia “cộng sản” và cứ “cộng sản” thì hay bị cho rằng bưng bít, che giấu thông tin.
Cáo buộc này nhắm vào hầu hết các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản, ở đây là Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba, Lào và cả Việt Nam. Theo lý thuyết mà họ đưa ra, các nước này có “truyền thống” che giấu, bưng bít thông tin để nhằm mục đích có lợi cho nhà cầm quyền – ở đây là các Đảng Cộng sản.
Điều này đến từ việc “đóng cửa” đất nước toàn phần hoặc một phần, ví dụ như Triều Tiên – có mối quan hệ giao thương rất hạn chế với các quốc gia khác, Trung Quốc – “chặn” nhiều trang, ứng dụng, nền tảng internet đến từ bên ngoài Trung Quốc, Cuba – bị Mỹ cấm vận vì Mỹ cho rằng Cuba đang tài trợ cho khủng bố, Việt Nam lại là quốc gia rất cởi mở đối với bên ngoài thế giới.
Trung Quốc bị các quốc gia phương Tây nghi ngờ rằng che giấu dịch bệnh bởi vì Trung Quốc không công khai số lượng test, trong thời gian ngắn có thể khống chế dịch bệnh, tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều các quốc gia phương Tây, phác đồ điều trị trong ngắn ngày đã có và việc tại sao Trung Quốc lại dám phong tỏa các thành phố lớn. Với họ, “Trung cộng” có vẻ như giấu dịch, Việt Nam là “đệ” của Trung Quốc, Việt Nam có thể che giấu dịch?
Trước đây, đã từng có nhiều cáo buộc rằng Việt Nam cố ý làm giảm tác động của các trang mạng xã hội hoặc các đơn vị truyền thông chống phá bằng cách chặn hoặc hạn chế truy cập. Nhưng hiện tại, Việt Nam đã không còn thực thi việc đó, thậm chí tạo điều kiện cởi mở cho phía các nền tảng này hoạt động lành mạnh ở Việt Nam thông qua sự quản lý bằng luật pháp Việt Nam. Dĩ nhiên có một số thuyết âm mưu như việc “đứt cáp” hay xảy ra vào những khoảng thời gian “cố định” trong năm, nhưng đó chỉ là một thuyết chưa và sẽ không được chứng minh.
WHO đặt văn phòng làm việc trực tiếp tại Việt Nam, Việt Nam và đơn vị hợp tác y khoa lớn nhất thế giới này đã có mối quan hệ nồng ấm trong rất nhiều năm. Các lĩnh vực làm việc chủ yếu là cảnh báo sớm dịch bệnh, nghiên cứu khoa học, sản xuất vắc xin, chế phẩm, thuốc… Trong toàn bộ thời gian diễn ra dịch bệnh, phía Việt Nam liên tục cập nhật những thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất cho phía WHO. Tháng 3/2020, phía CDC – Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ đưa ra lời hợp tác, học hỏi kinh nghiệm chống dịch với phía Việt Nam.
Nếu Việt Nam chống dịch, liệu Việt Nam có dám nhận lời hợp tác từ phía các đơn vị này hay không? Như Trung Quốc bị cáo buộc che giấu thông tin dịch bệnh vì không cho các đơn vị WHO hoặc các bác sĩ, nhà nghiên cứu hay CDC Hoa Kỳ vào trong các tâm dịch, còn Việt Nam thì ngược lại, rất cởi mở thông tin, thậm chí hoan hỉ, sẵn sàng chia sẻ phác đồ điều trị, thông tin, cách phòng trách dịch bệnh với bên ngoài.
Vốn truyền thông phương Tây và các tổ chức chống phá luôn cố gắng tìm mọi lý do để “đổ vạ” cho Việt Nam giấu dịch và nếu có một bằng chứng dù là nhỏ nhất thôi, chắc chắn những đơn vị này sẽ không để cho chúng ta yên. Thậm chí, một gã có trình độ lý luận bằng không như Dưa Leo – một gã diễn hài trên mạng xã hội luôn yêu cầu Chính phủ công khai minh bạch thông tin dịch bệnh, nhưng vấn đề ở đây là công khai điều gì? Theo hàm ý của thanh niên này, các thông tin kiểu dạng thuyết âm mưu mới làm vừa lòng hắn, việc mà đến như Chính phủ Mỹ hay các quốc gia phương Tây, WHO cũng chưa bao giờ mấp mé ý kiến về việc Việt Nam che giấu thông tin về đại dịch.
(*) Việt Nam có phần biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, có những hoạt động giao thương kinh tế, du lịch, hợp tác trên nhiều mặt với quốc gia này vậy mà Việt Nam lại có ít số ca nhiễm hơn hẳn các quốc gia khác.
Một là, giai đoạn dịch bệnh bắt đầu “nhen nhóm hoạt động” lại đúng vào đợt Việt Nam và Trung Quốc đón Tết Nguyên Đán, bấy giờ, xu hướng người lao động Trung Quốc trở về nước để đón tết Nguyên Đán là rất lớn trong khi luồng người từ Trung Quốc di chuyển xuống Việt Nam để du lịch không lớn và chủ yếu bắt đầu sau Tết Nguyên Đán, nhằm vào kì nghỉ sau Tết và Nguyên Tiêu. Dịch bệnh bắt đầu có những diễn biến xấu đi sau Tết Nguyên Đán, ngay khi có tin xấu, phía Việt Nam và Trung Quốc đã đồng loạt hạn chế việc người tham gia giao thương, di chuyển, qua lại giữa hai nước qua đường bộ, đường hàng không và đường biển.
Hai là, Việt Nam đã lập nhiều chốt chặn tại khu vực biên giới, các đường mòn, lối mở để hạn chế những luồng nhập cảnh, xuất cảnh trái phép, trực tiếp cắt đứt đường lây nhiễm cộng đồng qua biên giới. Thêm nữa, việc tổ chức điều phối các luồng bay về các cảng hàng không vệ tinh như Vân Đồn khiếp áp lực dịch bệnh tại các đô thị lớn giảm tải đi nhiều.
Ba là, chính đợt Tết Nguyên Đán, khu luồng di dân từ các đô thị lớn trở về quê hương đã khiến cho dịch bệnh nếu bắt nguồn từ các thành phố lớn khó có thể diễn biến phức tạp, cộng thêm thời tiết trước Tết rất nóng tại các miền.
Bốn là, lệnh nhập học của đa số các trường đại học, cao đẳng tại các đô thị lớn đã bị trì hoãn từ Tết Nguyên Đán đến giờ. Được biết, số sinh viên theo học đại học, cao đẳng tại Hà Nội, Sài Gòn lên tới 8 triệu người, bên cạnh đó, số lượng học sinh các bậc phổ thông cũng được cho nghỉ chưa biết thời hạn đi học trở lại.
Năm là sự vào cuộc nhanh chóng của Chính phủ Việt Nam, thậm chí các đơn vị bệnh viện, quân đội, công an làm việc chuẩn bị cho dịch bệnh xuyên Tết. Các công việc chuẩn bị chính bao gồm, nghiên cứu hợp tác đưa ra phác đồ điều trị, chuẩn bị khu cách ly, an ninh lương thực thực phẩm, luồng thông tin đến người dân…
(*) Nhiều quốc gia phát triển đang gặp khó khăn trước dịch bệnh, tiêu biểu là tại phương Tây, trong khi đó một quốc gia đang phát triển, hạ tầng y tế chưa phát triển như Việt Nam lại đang chống dịch “khá tốt”. Liệu có phải là một điểm đáng ngờ?
Lý giải cho luận điểm này, đầu tiên phải kể đến phương pháp chống dịch của Việt Nam.
Việt Nam đã có những chuẩn bị cho dịch bệnh này từ cuối tháng 12/2019 ngay khi phía Trung Quốc cung cấp một vài luồng tin về việc xuất hiện ca nhiễm về một bệnh lý viêm phổi mới lên phía WHO. Tháng 01/2020, các chuyên gia y tế hàng đầu Việt Nam đã được họp mặt tại một cuộc họp kín để lên phương án chống dịch, thảo luận đưa ra phác đồ điều trị dựa trên những báo cáo, thông số từ phía Trung Quốc. Điều đó giải thích phần nào cho việc Việt Nam không hề cảm thấy bị “ngợp” khi dịch bệnh diễn ra cũng như việc pháp đồ điều trị được công bố trên tạp chí y khoa thế giới.
Trong khi các quốc gia khác chủ quan trước tình hình dịch bệnh thì Việt Nam lại làm rất chặt chẽ ngay từ giây phút đầu tiên. Việt Nam đã lường trước được tình hình dịch bệnh, chấp nhận đánh đổi kinh tế để “sinh tồn” giữa dịch bệnh, Việt Nam hiểu được rằng với một quốc gia đang phát triển, nếu để dịch bệnh bùng phát quy mô lớn thì Việt Nam chắc chắn sẽ vỡ trận. Covid-19 đã chứng minh sức tàn phá hủy diệt ở ngay cả các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới, Việt Nam cũng sẽ không là một ngoại lệ nếu Covid-19 len lỏi vào trong dân cư, cộng đồng.
Trong khi các quốc gia phát triển chủ quan, ông Trump còn cảnh báo Covid-19 không nguy hiểm bằng cúm mùa, một số quốc gia khác như Anh Quốc, Thụy Điển, Hà Lan… còn thực thi “miễn dịch cộng đồng”, chính điều này khiến Covid-19 thuận lợi trong việc đi sâu vào cộng đồng dân cư các quốc gia này. Thay vì các biện pháp mạnh mẽ, chấp nhận đánh đổi kinh tế thì các quốc gia này liên tục trì hoãn và không có đối sách nào cụ thể. Đến nay, hầu hết các quốc gia phương Tây đều đã sai lầm và nhận hậu quả từ Covid-19.
Một lý do khác mà một số tổ chức, cá nhân chống phá đưa ra là tỷ lệ chết do Covid-19 ở các quốc gia phương Tây đang rất cao. Tại Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, tỷ lệ người chết do Covid-19 đang ở mức 11%, cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc – quốc gia có tỷ lệ chết vào khoảng 3,5%. Họ lý luận rằng, tỷ lệ chết tại các quốc gia phát triển cao như thế mà tỷ lệ chết ở Việt Nam vẫn đang duy trì ở mức 0% tính đến hết ngày 10/04/2020. Giải thích cho lý luận trên, có hai cách:
Một là, tỷ lệ chết cao tại Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha là do tỷ lệ người già trên 70 tuổi nhiễm bệnh quá cao. Đây là độ tuổi đề kháng suy giảm, có nhiều bệnh nền nặng. Hai là việc số ca nhiễm quá cao, thậm chí hàng ngàn ca nhiễm mới trong một ngày, áp lực đè nặng đến đội ngũ y tế và cơ sở y tế, dẫn đến việc thiếu bác sĩ, thiếu trang thiết bị.
Tuy là một quốc gia đang phát triển, nhưng Việt Nam lại đang thực hiện hơn 120 ngàn test, thậm chí số test này còn cao hơn nhiều quốc gia phát triển đang bị hoành hành bởi dịch bệnh như Bỉ, có số ca nhiễm đứng thứ 10 với 102 ngàn test, Israel với 117 ngàn test, Hà Lan với 101 ngàn test, Nhật Bản với 68 ngàn test. Tại khu vực Đông Nam Á, tổng số test của Việt Nam bằng tổng số test của Thái Lan, Philippines, Indonesia cộng lại.
(*) Việt Nam bị nghi ngờ vì tỷ lệ chết 0%, tỷ lệ chữa khỏi và hồi phục cao mà đến các nước phát triển cũng không thể đạt được. Lý do này được thanh niên Dưa Leo đưa ra với luận điểm “chết âm tính”.
Một, Việt Nam tổng số ca nhiễm thấp, các đơn vị y tế có thể tập trung nguồn lực, nhân lực để chữa trị cho bệnh nhân. Việt Nam không chọn “bệnh nhân để sống”, không dựa vào “nhân phẩm” để quyết định xem ai có máy thở, ai nằm chờ chết. Mỗi bệnh nhân đều có phác đồ riêng, chế độ chăm sóc và chữa trị riêng.
Hai, phác đồ điều trị đã được nghiên cứu, phát triển và được áp dụng ngay tại bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam và hoàn chỉnh liên tục cho đến thời điểm hiện tại.
Ba, đội ngũ y bác sĩ Việt Nam giỏi, điều này đã được chứng tỏ từ các đại dịch như SARS, H5N1, H1N1 và giờ là Covid-19.
Bốn, các ca bệnh tại Việt Nam đều là các ca bệnh trẻ như du học sinh, người đi làm, sức đề kháng cao, tỷ lệ người già nhiều bệnh thấp.
(*) Các điểm cách ly triệt như Vĩnh Phúc, Bình Thuận, Mê Linh, Bạch Mai… bị nghi ngờ rằng có người chết. Chính quyền đóng cửa để xử lý “dịch bệnh”.
Đây là luận điểm mà mấy thanh niên phản động nghi ngờ, họ nghĩ rằng việc thiết lập “cách ly” cấm người ra kẻ vào là do khu vực này bị nhiễm bệnh rất nhiều, thậm chí có người chết, Việt Nam đóng các khu này vào để tiến hành xử lý, che giấu tin tức dịch bệnh.
Thực ra đây chỉ là một thuyết âm mưu quy chụp thôi, nhưng nếu bắt buộc phải giải thích thì cũng dễ hiểu. Các khu cách ly này đều được cập nhật tình hình liên tục trên báo chí, truyền thông, thậm chí cư dân của họ còn liên tục cập nhật thông tin qua mạng xã hội, nếu thực sự có “biến” thì kiểu gì các hình ảnh tin tức cũng sẽ tràn lan trên báo đài lề trái. Đằng này không có hình ảnh, thông tin, bằng chứng gì, lại cứ thích quy chụp rằng “cộng sản” bưng bít và xử lý dịch bệnh.
KẾT LUẬN:
VIỆT NAM KHÔNG GIẤU DỊCH.
Sự thành công trong công tác phòng dịch, chống dịch, chữa dịch là kết quả của thực lực nội tại của Việt Nam, không phải ăn may hay “giấu dịch” làm đẹp số liệu.
tifosi
Ảnh: Vnexpress International
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét