Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

ĐẬP TAN LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA ĐÁM “ NGỤY SỬ “ VÀ NHỮNG KẺ ĐANG ỦNG HỘ CHO “ NGỤY SỬ “ KHI CHÚNG TUYÊN TRUYỀN RẰNG ; “ NGUỴ QUYỀN VNCH LÀ MỘT CHÍNH PHỦ HỢP PHÁP “ KHI LÀ MỘT TRONG BỐN BÊN KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH PARIS 1973.

Thưa các bạn :
Chúng ta phải thừa nhận rằng: Chính phủ bù nhìn QGVN ( 1949 – 1955 ) và ngụy quân ngụy quyền VNCH ( 1955 – 1975 ) là những thể chế chính trị, đã từng tồn tại trong Miền nam Việt Nam. Hai thể chế này có quân đội, có chính quyền, nhưng bản chất của nó là tay sai bán nước, là ngụy quân ngụy quyền, được tạo dựng và nuôi dưỡng bởi quân xâm lược, nhằm phục vụ quyền lợi và lợi ích của kẻ xâm lược là Pháp và Mỹ.
Việc thừa nhận này, cũng như sự hiện diện của hai thể chế này ở bất cứ nơi đâu kể cả trên bàn ký kết hiệp định Genève 1954 ( QGVN ) hay hiệp định Paris 1973 ( VNCH ) thì cũng không thể làm thay đổi bản chất là ngụy quân là ngụy quyền của nó, bởi vì nó không hề có tiếng nói và quyền quyết định, mọi quyết định đi đến ký kết Hiệp định đều do Pháp và Mỹ thực hiện.

Ấy vậy mà các Giáo sư sử học hàng đầu, được Nhân dân đặt cho cái tên “ngụy sử“ và một số kẻ như PGS – TS Vũ Quang Hiển, luật sư Phạm đức Bảo, Trần công Trục, Lê Văn Cương…,cùng đám cccđ ở hải ngoại vẫn rêu rao rằng ;” Việc hai thể chế này có tên và là một bên trong hiệp định là thể hiện tính chính danh được Quốc tế công nhận.” Đây rõ ràng là một sự nhìn nhận láo toét, xuyên tạc, vô căn cứ, thiếu hiểu biết, hay nói đúng hơn là một âm mưu trong ván bài lật sử nhằm thực hiện âm mưu DBHB.
Trong bài viết này tôi sẽ làm rõ vấn đề VỊ THẾ của các bên trong cả hai hiệp định, ai là Chính, ai là Tà, với sự nhìn nhận của Quốc Tế và các bên liên quan.
Tôi xin mời các bạn đọc qua những nội dung cơ bản của 2 hiệp định, để thấy được tính kế thừa của hiệp định Paris 1973 với hiệp định Genève 1954, để từ đó có góc nhìn chính xác về mọi vấn đề.

HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954
Bách khoa toàn thư Wikipedia
Hiệp định Genève 1954 là hiệp định đình chiến được ký kết tại thành phố Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954, Thụy Sĩ để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
Nội dung cơ bản của Hiệp định Genève:
• Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước.
• Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương
• Các bên tham chiến thực hiện cam kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh
• Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự,vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự tại Đông Dương
• Thành lập Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương (tiếng Anh: International Control Commission, ICC; tiếng Pháp: Commission Internationale pour la Surveillance et le Contrôle, CISC) gồm Ấn Độ, Ba Lan và Canada, với Ấn Độ làm chủ tịch.
• Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Quân đội Nhân dân Việt Nam tập trung về phía Bắc; Quân đội Liên hiệp Pháp (bao gồm cả Quân đội Quốc gia Việt Nam) tập trung về phía Nam, tập kết chính trị tại chỗ, tập kết dân sự theo nguyên tắc tự nguyện. Khoản a, điều 14 ghi rõ: "Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy."

Điều 6 Bản Tuyên bố chung ghi rõ: "Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ."[46]
Hiệp định Genève không có điều khoản nào quy định chi tiết về thời điểm cũng như cách thức tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc Việt Nam. Nhưng Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève ghi rõ cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7/1956.
Chính phủ bù nhìn QGVN là một bên tham chiến, nhưng chỉ là quan sát viên ( chầu rìa ) không được ký vào hiệp định, mọi quyết định đều do Chính phủ Pháp.

HIỆP ĐỊNH PARIS 1973
1 - Sự kế thừa của Hiệp định Paris 1973 đối với Hiệp định Genève, 1954
Hiệp định Paris 1973 kế thừa Hiệp định Genève 1954 khi tiếp tục khẳng định Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giới tuyến quân sự tạm thời không được coi là biên giới quốc gia. Đồng thời, Hiệp định Paris 1973 cũng quy định Việt Nam được thống nhất thông qua Hiệp thương Tổng tuyển cử.[99]
Để hoàn thành nốt các điều khoản trong Hiệp định Paris vốn kề thừa từ Hiệp định Genève, 1954. liên quan đến Tổng tuyển cử, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử vào ngày 25 tháng 4 năm 1976 để thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

2 - Hiệp định Paris về Việt Nam hoặc hiệp định Paris 1973 (ở miền Nam còn gọi là Hiệp định Ba Lê) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Hiệp định bao gồm 9 chương 23 điều, trong bài này tôi chỉ đưa ra 2 chương và 7 điều quan trọng nhất của hiệp định :

Chương 1
CÁC QUYỀN DÂN TỘC CƠ BẢN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM

Điều 1
Hoa kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam đã công nhận.

Chương 2
CHẤM DỨT CHIẾN SỰ - RÚT QUÂN

Điều 2
Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam Việt Nam kể từ hai mươi bốn giờ (giờ GMT) ngày hai mươi bảy tháng giêng năm một nghìn chín trăm bảy mươi ba.
Cùng ngày giờ nói trên, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa kỳ chống lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển bất cứ từ đâu tới, và sẽ chấm dứt việc thả mìn tại vùng biển, các cảng và sông ngòi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hoa kỳ sẽ tháo gỡ, làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá huỷ tất cả những mìn ở vùng biển, các cảng và sông ngòi ở miền Bắc Việt Nam ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực.
Việc chấm dứt hoàn toàn chiến sự nói trong điều này là vững chắc và không thời hạn.

Điều 3
Các bên cam kết giữ vững ngừng bắn, bảo đảm hoà bình lâu dài và vững chắc
Bắt đầu từ khi ngừng bắn:
a) Các lực lượng của Hoa kỳ và của các nước ngoài khác đồng minh của Hoa kỳ và của Việt Nam cộng hoà sẽ ở nguyên vị trí của mình trong lúc chờ đợi thực hiện kế hoạch rút quân. Ban liên hợp quân sự bốn bên nói trong điều 16 sẽ quy định những thể thức.
b) Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí của mình. Ban Liên hợp quân sự hai bên nói trong điều 17 sẽ quy định vùng do mỗi bên kiểm soát và những thể thức trú quân.
c) Các lực lượng chính quy thuộc mọi quân chủng và binh chủng và các lực lượng không chính quy của các bên ở miền Nam Việt Nam phải ngừng mọi hoạt động tấn công nhau và triệt để tuân theo những điều quy định sau đây:
- Ngăn cấm mọi hoạt động vũ lực trên bộ, trên không và trên biển;
- Ngăn cấm mọi hành động đối địch, khủng bố và trả thù của cả hai bên.

Điều 4
Hoa kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam ViệtNam.

Điều 5
Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định này, sẽ hoàn thành việc rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Việt Nam mọi quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự liên quan đến chương trình bình định, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đã nói ở điều 3 (a). Cố vấn của các nước nói trên cho tất cả các tổ chức bán quân sự và lực lượng cảnh sát cũng sẽ rút trong thời hạn đó.

Điều 6
Việc huỷ bỏ tất cả căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa kỳ và của các nước khác đã nói ở điều 3 (a) sẽ được hoàn thành trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định này.

Điều 7
Từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến khi thành lập chính phủ nói ở điều 9 (b) và điều 14 của Hiệp định này, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ không được nhận đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỷ thuật, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.
Hai bên miền Nam Việt Nam được phép từng thời gian thay thế vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh đã bị phá huỷ, hư hỏng, hao mòn hoặc dùng hết từ sau khi ngừng bắn, trên cơ sở một đổi một, cùng đặc điểm và tính năng, có sự giám sát của Ban liên hợp quân sự hai bên miền Nam Việt Nam và Uỷ ban quốc tế kiểm soát và giám sát.

TỔNG HỢP
Thưa các bạn :
Những mốc son chính trong cả hai hiệp định đều có sự tương đồng và khẳng định như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố trước toàn Thế giới :

“ NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT, SÔNG CÓ THỂ CẠN, NÚI CÓ THỂ MÒN, SONG CHÂN LÝ ĐÓ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI “
Điều này được thể hiện rõ nét nhất qua vai trò Chính và duy nhất của Chính phủ VNDCCH, trong đàm phán với các Cường quốc để đi đến thống nhất các điều khoản của hai hiệp định, qua đó ta rút ra được các kết luận sau :
1 - Hoa kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam đã công nhận.
2 – Hoa kỳ và Pháp rút toàn bộ quân đội và bộ máy cai trị ra khỏi Việt Nam vô điều kiện. Trả lại cho Nhân dân Việt Nam quyền tự quyết thông qua tổng tuyển cử
3 - Trong cả hai hiệp định, Chính phủ VNDCCH có vai trò xuyên suốt đại diện cho Nhân dân Việt Nam đàm phán với các cường quốc là Pháp và Mỹ để chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Điều này khẳng định rằng Chính phủ VNDCCH là một chính thể duy nhất toàn quyền quyết định vận mệnh của Đất nước, và được Nhân dân Việt Nam cùng Quốc tế công nhận.
4 - Chính phủ ngụy quyền VNCH tham dự hội nghị Paris 1973 với vai trò chỉ là một bên tham chiến, không có bất cứ vai trò gì trong đàm phán, tất cả đều do Mỹ đàm phán và quyết định. Điều này khẳng định rằng; Cuộc chiến này là cuộc chiến của Mỹ, cho dù có hay không ngụy quân ngụy quyền VNCH thì hiệp định Paris 1973 vẫn sẽ được ký kết, như lời của Tổng thống Mỹ Nixon đã nói :
“ Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không tán thành hiệp định vì những nhượng bộ của Hoa Kỳ đẩy họ vào thế nguy hiểm. Nixon rất tức giận khi Nguyễn Văn Thiệu cản chân ông. Theo hồ sơ mới giải mật gần đây của phía Mỹ thì Nixon có nói: Nếu Thiệu không ký hiệp định thì sẽ "lấy đầu" ông ta (tức Thiệu). Nixon đã nói với Kissinger như sau: "Ông sẽ hiểu thế nào là sự tàn bạo nếu tên khốn kiếp đó (ce salaud) không chịu chấp nhận, ông hãy tin lời tôi". Ngày 16 tháng 1 năm 1973, Đại tướng Haig trao cho Nguyễn Văn Thiệu bức thư của Nixon, mà Kissinger gọi là "bốc lửa". Trong thư này đoạn quan trọng nhất là: "Vì vậy chúng tôi đã quyết định dứt khoát sẽ ký tắt Hiệp định ngày 23 tháng 1 năm 1973 tại Paris. Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ làm như thế một mình. Trong trường hợp đó, tôi phải giải thích công khai rằng Chính phủ của ông cản trở hoà bình. Kết quả là sự chấm dứt không tránh khỏi và lập tức của viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ - và một sự sắp xếp lại Chính quyền của ông cũng chẳng thay đổi được tình hình".[4] Trước sức ép của Mỹ, Việt Nam Cộng hòa cuối cùng phải chấp nhận ký kết hiệp định. “
Hay lời của Nguyễn Tiến Hưng, Bộ trưởng Kinh tế Việt Nam Cộng hoà nhận xét về sự cưỡng ép của Mỹ để buộc Việt Nam Cộng hoà phải ký hiệp định:
“ Về sau này tôi mới biết là vào thời điểm đó thì, trong màn bí mật, ông Kissinger đã sắp xếp gần xong mọi chuyện rồi. Vì sắp xếp như vậy không bao giờ ông ta hỏi ý kiến của Việt Nam Cộng hoà một cách thực lòng về những điểm quan trọng. Kissinger nhất định làm một mình, và làm ở Paris. Cho đến thời điểm cuối cùng trước khi Việt Nam Cộng hoà sụp đổ, ngày 26 tháng 4/1975, Kissinger còn đánh điện cho Đại sứ Martin nói là "Bất cứ điều đình nào cũng phải là giữa Hoa Kỳ và phía Bắc Việt Nam chứ không phải giữa Sài Gòn và Hà Nội’’. Ông còn thêm rằng "bất cứ cuộc thảo luận nào cũng phải được diễn ra tại Paris’’[2]
5 - Trong hiệp định Paris 1973 việc thừa nhận sự có mặt của QĐNDVN tại Miền nam Việt Nam là sự khẳng định về mặt pháp lý rất rõ ràng: Quân đội NDVN là quân đội Quốc gia đang đi dẹp bọn phản loạn ngụy quân ngụy quyền VNCH. Việc này cũng được minh chứng rất rõ ràng qua việc ngụy quân ngụy quyền VNCH phá bỏ thỏa thuận trong hiệp định Paris bằng các cuộc hành quân đánh chiếm vùng do Cộng hòa miền Nam Việt Nam kiểm soát. ”
Chính Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố:
“ "Quốc tế bây giờ nói ông Thiệu không thi hành Hiệp định Ba Lê... A lê quốc tế dẹp, chuyện này không phải của mấy người. Tôi biết tôi phải làm cái gì, Hiệp định Ba Lê này mấy ông có đọc chưa, mấy ông thuộc bằng tôi không, mấy ông xen cái lỗ mũi vô trong chuyện của tôi... Ôi đồ ba cái thứ là hội quốc tế này, quốc tế kia đánh điện, tôi xé tôi vứt vào giỏ rác, kể cả Liên Hợp Quốc cũng chẳng làm cái trò trống gì cho nên hình... Đừng nói giải pháp chính trị, giải pháp chính trị rồi đưa tới Cộng sản...Cái hòa bình number one đó là chết, là ở yên trong lòng đất, là cái hòa bình số 1; cái hòa bình thứ 2 là hòa bình dưới chế độ Cộng sản... Hễ nó (quân giải phóng) giỏi nó thắng mình chịu. Mình thắng nó phải chịu. Không có cái chánh phủ liên hiệp tiên quyết... Đi lại chính phủ liên hiệp tiên quyết bây giờ như mấy cha mà đi cổ vũ đó, nói chính phủ liên hiệp, chính phủ liên hiệp thì là trở lại những chuyện mà mình (VNCH) đã đấu tranh mấy năm trời để tránh nó ở trong cái bản hiệp định"[35]..."Sẽ không có tổng tuyển cử, sẽ không có chính phủ liên hiệp, sẽ không có phân chia vùng kiểm soát, sẽ không có lực lượng thứ ba và không có một Chính phủ Cách mạng lâm thời nào[36]"
Bên cạnh đó, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu một mặt luôn tuyên truyền khẩu hiệu rằng "Cộng sản Bắc Việt xâm lược miền Nam", mặt khác lại luôn tuyên bố họ sẽ chủ động tấn công: "Đánh cái thằng Cộng sản, phải đánh với thằng Cộng sản cho hữu hiệu, hữu hiệu hơn thằng Cộng sản vì hỏa lực chúng ta (VNCH) hơn thằng Cộng sản"[37]..."Chúng ta (VNCH) phải có những hành động ngay từ đầu, phải ngăn ngừa cái hành động chuẩn bị tổng phản công của Cộng sản một cách thích đáng".[38]

Này ông Vũ Minh Giang, chuyện thắng thua của ông đã được Nguyễn Văn Thiệu trả lời rồi đấy.
Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 cũng có ý nghĩa dẹp tan phản loạn thống nhất Giang sơn.

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ :
• Nhà sử học cánh tả Gabriel Kolko, tác giả cuốn "Anatomy of a War: Vietnam, the US and the Modern Historical Experience" nhận định:
“ Những người Cộng sản đã kiệt lực, tụt xa về số lượng và trang thiết bị so với lực lượng của ông Thiệu, vốn được nhận dòng cung ứng khổng lồ các thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ mà rất nhiều trong số đó họ không thể duy trì hoặc vận hành. Những vũ khí mới này không chỉ vi phạm Hiệp định Paris mà chúng còn khuyến khích ông Thiệu có hành động liều lĩnh về quân sự mà cuối cùng đã khiến ông ta thua trận. Thật vậy, thực tế này đã khiến một số người trong quân đội Mỹ kết luận rằng cung cấp thêm vũ khí cho chế độ Sài Gòn là một sự lãng phí tiền bạc (mà nó được chứng minh).., với việc Quân Lực VNCH bắn một lượng lớn hơn nhiều so với phía những người Cộng sản... ông tưởng rằng sức mạnh vượt trội về vũ khí sẽ cho phép ông hoàn toàn giành chiến thắng. Ông đã rất sai lầm, và kết cục là phải sống lưu vong khi quân đội của ông tan rã vào mùa xuân năm 1975.[65]
• Cự Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Henry Kissinger thừa nhận và nhận định :
"Hà Nội chỉ chiến đấu với một lẽ duy nhất, đó là lòng yêu nước của họ. Và một nước Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản Việt Nam, chiến thắng vào năm 1975, chính là mối đe dọa chiến lược to lớn đối với Trung Quốc còn hơn đối với Mỹ" - Henry Kissinger.

• Cựu Bộ trưởng Quốc phòng và Cố vấn An ninh Quốc gia Nhật Bản, Chủ tịch Hội đồng Đảng Dân chủ Tự do (LDP), hiện là thành viên của Quốc hội Nhật Bản Yuriko Koike :
"Chiến thắng của nước này [Việt Nam] trước Pháp và Hoa Kỳ đã trở thành định nghĩa cho những cuộc chiến giành độc lập trong thời kỳ hậu thực dân".

• Cự Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mcnamara đã viết trong cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ” của mình, đã thừa nhận :
“” Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa Dân tộc thúc đẩy một Dân tộc ( trong trường hợp này, Bắc việt và việt cộng ) đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó “”

• Bà Hélene Luc, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Pháp - Việt, đánh giá về những giá trị của Hiệp định Paris đối với Việt Nam:
“ Chiến thắng đó là nhờ lòng dũng cảm của nhân dân Việt Nam, cùng sự thống nhất, đoàn kết quốc tế và nhất là sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước. Thành phố Choisy-le-Roi có vinh hạnh đón đoàn Việt Nam, nhiệm vụ của chúng tôi là làm cho thế giới thấy rằng xung quanh phái đoàn Việt Nam là tình thương yêu, tình đoàn kết quốc tế, Việt Nam không cô đơn.[67]

Không có mô tả ảnh.
• Bà Jeanne Ellen Mirer, Chủ tịch Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế, đại diện cho các đại biểu quốc tế tham gia lễ kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris. Thông điệp có đoạn:

“ Là những người yêu chuộng hòa bình từ mọi nơi trên thế giới, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, rằng các dân tộc bị áp bức và chiếm đóng có quyền kháng cự và đấu tranh vì tự do và quyền quyết định vận mệnh của mình không có bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài. Bảo vệ chính các giá trị và nguyên tắc mà chúng tôi từng bảo vệ trong thời gian chiến tranh Việt Nam, chúng tôi tuyên bố đoàn kết với các dân tộc đang đấu tranh cho một thế giới hòa bình và một xã hội công bằng.
Từ Việt Nam, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi bày tỏ niềm tin tưởng rằng tấm gương Việt Nam sẽ cổ vũ các dân tộc trên thế giới đến thắng lợi cuối cùng.[67]
• Phó chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ngoại trưởng Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh:

“ Chúng tôi đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, trong đấu tranh luôn luôn giữ vững lập trường, nguyên tắc, trong từng bước đi cụ thể, biết mềm dẻo và linh hoạt – tất cả là nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng: Mỹ phải rút đi hoàn toàn, quân ta vẫn ở tại chỗ, các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam phải được đảm bảo, Việt Nam là của người Việt Nam. Ở đây, cuộc chiến đấu không dùng súng đạn nhưng bằng đấu trí, đấu lý và cả ý chí, cũng vô cùng khó khăn và gian khổ. Các cuộc họp đàm phán bí mật là những trận chiến đấu hết sức quyết liệt. Động lực chính giúp chúng tôi kiên trì đấu tranh và hoạt động tích cực, đó là vì lợi ích tối cao của dân tộc, là niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến của nhân dân ta.[68] Đối với đàm phán Hiệp định Paris, vấn đề Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam thì Mỹ phải chấm dứt xâm lược là nguyên tắc bất biến. Theo đó, Mỹ phải rút quân ra khỏi Việt Nam không điều kiện, để đảm bảo cho độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Dĩ bất biến tức là chúng ta luôn giữ nguyên lập trường đó. Còn “ứng vạn biến” là phải tuỳ thuộc tình hình. Lúc đầu chúng ta nêu ra là phải giải quyết vấn đề quân sự, đồng thời giải quyết vấn đề về chính trị. Nhưng tới một lúc nào đó chúng ta thấy rằng, vị thế của chúng ta trên chiến trường thuận lợi, thì chúng ta có thể đi thêm nhiều bước khác. Đó chính là ứng vạn biến.[69]
PHẦN KẾT :
Thưa các bạn :
Qua bài viết này tôi muốn truyền tải đến các bạn cùng toàn thể Nhân dân hiểu đúng về cả hai hiệp định, đồng thời đập tan mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trong đó có bọn “ ngụy sử “ cùng đám ruồi nhặng đang cổ vũ cho bọn ngụy sử.
Bài viết này tôi đã cố gắng trình bày ngắn gọn hết mức có thể, rất mong các bạn thông cảm và đọc hết bài viết.

Qua đây tôi cũng xin mời các bạn nghe băng hình của kênh Win Win Việt Nam với tiêu đề : “ Tính chính thống trong lòng Dân và tính chính danh theo luật pháp Quốc tế và Việt Nam.” Của tác giả Thiếu Long qua giọng đọc Hải Yến. Bài viết này rất hay và rất xuất sắc trong việc chống ngụy sử. Xin chân thành cảm ơn kênh Win Win Việt Nam đã có rất nhiều bài viết rất hay và ý nghĩa.
Rất mong các bạn chia sẻ thật nhiều bài viết này để cho Nhân dân ta hiểu rõ và nắm chắc về hai Hiệp định, cũng như những kết luận rút ra từ hai Hiệp định.
Xin cảm ơn các bạn

Phạm Quang Vinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét