Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

PHÚT LÂM CHUNG, BÁC HỒ KHÓC KHI TRUNG ƯƠNG XIN PHÉP ĐƯỢC LO “VIỆC RIÊNG” CỦA NGƯỜI

“Bác dặn hãy an táng Người, nhưng Trung ương Đảng xin phép được làm khác ý Bác, được lo “việc riêng” của Người khác với Di chúc Bác viết vì nếu làm đúng như Di chúc thì sau này, đất nước thống nhất rồi, đồng bào miền Nam muốn thăm Bác thì biết thăm ở đâu. Khi ấy, Bác chỉ khóc” – GS.Hoàng Chí Bảo kể lại.
Giáo sư Hoàng Chí Bảo - nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phân tích, phần cuối cùng của bản Di chúc, Hồ Chủ tịch nhắc đến “việc riêng” nhưng đó cũng lại là một thông điệp rất cảm động.
“Cả một đời hy sinh vì nước, vì dân đến mức khi ra đi, dường như Bác hóa thân vào dân tộc, nhân dân. Bác dặn thi hài Bác hãy được đốt (hỏa táng), sau này có nhiều điện thì điện táng, vừa tốt vì hợp vệ sinh cho người đang sống, lại đỡ tốn đất” – người kể chuyện hay nhất về Bác Hồ nói.
Giáo sư Bảo cho biết, Bác đã linh cảm một điều Người sẽ không chờ được ngày toàn thắng nên dặn: “Nếu Bác qua đời mà miền Nam chưa được giải phóng thì xin gửi một chút tro xương cho đồng bào miền Nam”. Rồi khi sửa Di chúc những lần sau đó, Người dặn để tro vào ba hộp sành, chia cho ba miền Bắc - Trung - Nam, để đồng bào mỗi miền tìm đồi cao chôn hộp tro đó xuống cho đỡ tốn đất, ruộng.
Bác thương mọi người vì đất nước trải rộng, Bác không muốn đồng bào vất vả mỗi lần thăm viếng nên muốn cả ba miền đều có hình hài của Bác.
Bác còn dặn trên mộ không cần bia đá, tượng đồng, chỉ cần ngôi nhà nhỏ để ai đến thăm Bác có chỗ nghỉ ngơi, rồi mỗi người đến thăm hãy trồng một cây làm kỷ niệm để dần dần cây sẽ thành rừng, vừa đẹp phong cảnh, vừa lợi cho nông nghiệp.
Nguyên ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương nhận định: “Đó là một nghĩa cử cao thượng, một suy nghĩ sâu xa”.
Theo ông Bảo, nhắc đến Di chúc, không thể không nhắc đến thời khắc thiêng liêng khi Bác Hồ chuẩn bị vĩnh biệt nhân gian.
GS.Hoàng Chí Bảo kể: “Lúc sắp lâm chung, Bác khóc nhiều, diềm gối ướt đẫm nước mắt Người. Còn trên ngực áo bác cũng thấm đẫm nước mắt của cá y bác sĩ trong tổ y tế cố gắng hồi sức cho Người đến những phút cuối cùng”.
Trước đó, dù rất mệt, Bác vẫn hỏi nhiều, hỏi tình hình Mỹ đang ném bom gắt mà miền Bắc đang mùa mưa lũ, thông tin đê vỡ ở nhiều nơi, như vậy, tình huống xấu nhất, Hà Nội có ngập trong biển nước? Bác hỏi đê vỡ nhiều không, kịp sơ tán dân không? Trung ương rất lo lắng về diễn biến sức khoẻ của Bác, xin ý kiến Bác để đưa Người đến khu Đá Chông (Ba Vì) tịnh dưỡng, chữa bệnh nhưng bác khóc nói “không thể bỏ dân mà đi”.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và râu
Trong những ngày lâm bệnh, Bác nằm trên giường, tiết trời những ngày đó oi nồng. Nhưng khi mang quạt máy vào, Bác bảo không cần vì đã có bóng mát của cây, nên mang quạt máy vào trạm điều dưỡng cho các chú thương binh. Giường của Bác lúc nào cũng “chăn đơn gối chiếc”, chỉ có một chiếc quạt mo cau do Tỉnh ủy Nghệ An tặng để Bác nhớ về quê hương.
Dù ốm nặng, lúc nào Bác cũng hỏi: “Hôm nay chiến trường thắng ở đâu?”. Trong phòng bệnh của Người còn treo cả bản đồ chiến sự để chỉ những nơi chiến thắng cho Người vui.
Rồi khi sắp đến ngày khai giảng năm học mới, dù đã mệt lắm rồi, Bác vẫn hỏi: “Các chú chuẩn bị trường sở, sách bút cho các cháu đến đâu rồi?”.
“Câu chuyện cảm động nhất, Bác nói hãy an táng Người, nhưng Trung ương Đảng xin phép được làm khác ý Bác, khác Di chúc của Người về vấn đề này. Các lãnh đạo xin phép Bác được lo “việc riêng” của Người, mong Bác yên tâm để Trung ương thảo luận và quyết định. Trung ương xin phép được làm khác với ý Bác vì nếu làm đúng như Di chúc thì sau này, đất nước có thống nhất rồi, đồng bào miền Nam muốn thăm Bác thì biết thăm ở đâu. Khi ấy, Bác chỉ khóc” – ông Bảo nghẹn lời.
P.Thảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét