Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

TRONG ĐẠI DỊCH LẦN NÀY ĐẾN NHÀ GIÀU CÒN KHÓC

Ngay khi Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành với nội dụng chủ yếu là yêu cầu toàn dân tiến hành cách ly xã hội trong vòng 15 ngày thì Nguyễn Văn Đài (một nhà rân chủ được Việt Nam xuất khẩu sang Đức) lại tỏ vẻ lòng tốt khi lo lắng cho người nghèo nhưng thực chất lại đả phá chế độ. Thậm chí, Đài vui mừng khi thấy một số nhà máy tại Việt Nam ngừng hoạt động do ảnh hưởng của đại dịch lần này. Tính nhân văn của Đài đối với dân tộc mình không hề có mà đó chỉ là sự hả hê với ích kỷ của mình.
Cần phải nói rằng, đại dịch đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống ở tất cả các quốc gia. Sự tăng trưởng kinh tế thấp thậm chí là suy thoái kinh tế cũng đã được các chuyên gia dự đoán. Tại Việt Nam, không phải khi Chỉ thị 16 khuyến cáo cách ly xã hội thì cuộc sống người dân mới gặp khó khăn mà đã từ có từ khi dịch bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Bên cạnh đó, việc một số nhà máy tạm đóng cửa là điều dễ hiểu vì nhu cầu về hàng hóa giảm và đây cũng là biện pháp an toàn cho công nhân, tránh tiếp xúc gần khi tập trung số lượng người quá đông trong phân xưởng. Và Đài cũng cần nhớ rằng, Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, vì nhân dân nên chúng ta đã xác định ngay từ đầu là hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để đảm bảo tính mạng của người dân. Vì tính mạng người dân là vô giá và không thể đánh đổi được, tiền nay không kiếm thì mai kiếm cũng được.
Trước khi nói về Việt Nam, thì Đài cũng nên nhớ mình đang ở Đức. Và ở Đức, sau những chủ quan ban đầu để dịch bùng phát mạnh thì giờ đây cũng đang phải áp dụng các biện pháp cách ly xã hội. Từ việc để dịch bệnh bùng phát và tiến hành cách ly xã hội thì kinh tế, cuộc sống của người dân Đức đang bị ảnh hưởng nặng nề. Theo dự báo, kinh tế Đức sẽ suy thoái đến 5% trong năm 2020. Còn về người khổng lồ Mỹ thì cũng đang là người khủng lồ trong đại dịch khi số người nhiễm, người tử vong không đứng số 1 thì cũng số 2. Do đó, GDP của Mỹ dự báo cũng sẽ giảm 2%, trong khi số lao động thất nghiệp tăng lên 3,28 triệu người. Trong khi Trung Quốc luôn là đầu tàu tăng trưởng kinh tế của thế giới trong nhiều năm qua thì dự báo cũng chỉ tăng hơn 3% trong năm nay. Trong khi, kinh tế Việt Nam vẫn tăng 3,8% trong Quý I vừa qua và hứa hẹn sẽ khởi sắc nhanh nếu chúng ta khống chế dịch thành công trong tháng 4 này.
Có thể thấy, không một nền kinh tế nước nào có thể miễn dịch trước sự tàn phá nặng nề của Đại dịch, và khi Nguyễn Văn Đài phát biểu về bất cứ điều gì thì cũng cần phải vượt ra cái nhìn ích kỷ của bản thân. Thế này mà đòi lãnh đạo nhân dân Việt Nam thì thật là buồn cười.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét