Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

MIỄN THỊ THỰC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, ĐÃ CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT



Sau khi thông tin về việc miễn thị thực cho người nước ngoài vào Phú Quốc, Kiên Giang từ ngày 1/7/2020 tới đây thì các anh hùng bàn phím trổ tài “yêu nước, tinh thần dân tộc” đã phàn nàn, phản ánh về việc này. Thậm chí một số kẻ còn lợi dụng để hô hào cho việc chống lại thực hiện luật định này.
Trước khi có hiệu lực vào 1/7 tới đây thì Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH2013 đã được ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Không có mô tả ảnh.
Nhưng do yêu cầu sửa đổi nên Ngày 25/11/2019 Quốc hội thông qua Luật số 51/2019/QH14 về “sửa đổi, bổ sung một số điều của luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam” có có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
Nói như vậy để thấy rằng chính quyền Việt Nam đã thấy kẽ hở trong luật năm 2014 nên đã ngay lập tức dừng áp dụng và tiến hành sửa đổi gấp cho phù hợp với thực tiễn tình hình.
Lo ngại về việc người nước ngoài ở Việt Nam sẽ xâm hại đến lợi ích an ninh quốc gia và phòng thủ biển đảo là điều đáng quan tâm. Nhưng sự quan tâm của một số linh mục như Nguyễn Ngọc Nam Phong ở Thái Hà, Hà Nội, linh mục Đặng Hữu Nam ở giáo phận Vinh thể hiện thái quá bằng các xảo ngôn trên fb cá nhân như “Đón Tàu” hay “Đảng ta làm tổ đón Tàu”... mỉa mai việc chính quyền miễn cấp thị thực cho Phú Quốc, Kiên Giang.
Thế nhưng những người tự nhận mình là cha, là bề trên, trí thức trong Công giáo đó có chịu khó nghiền ngẫm học luật của nhà nước Việt Nam hay không? Tất nhiên là không, bởi vì:
Thứ nhất, quy định của pháp luật được họ nhìn bằng con mắt méo mó chủ quan. Cần hiểu Điều 13 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH2013 đã được ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2014 ghi rõ điều kiện miễn thị thực là:
- Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
- Phù hợp với với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;
- Không làm phương hại đến an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội của Việt Nam;
Thứ hai, mục đích của những luận điệu trên là làm suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân vào cơ quan chính quyền; kích thích sự tò mò của người dân, khiến cho họ rơi vào hoang mang, dao động về sự lãnh đạo của nhà nước.
Từ chính những điều trên mới thấy rõ rằng những người tự nhận là “yêu nước” thực ra cũng chỉ anh hùng bàn phím, thiếu hiểu biết về luật pháp và tự cho mình cái quyền ban phát giá trị hòng kích động mâu thuẫn trong quần chúng nhân dân.
Lam Hồng./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét