Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

QUẢN LÝ CHẶT CHẼ TUYẾN BIÊN GIỚI PHÍA NAM



Tại cuộc họp sáng nay của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cho biết, trong những ngày gần đây chúng ta kiểm soát rất tốt việc xuất nhập cảnh qua đường hàng không. Tuy nhiên, ở tuyến biên giới đường bộ với Lào, Campuchia người nhập cảnh rất nhiều (hơn 25.000 người nhập cảnh), việc kiểm soát biên giới gặp nhiều khó khăn, do đó cần phải quyết liệt kiểm soát;...
Dự kiến thời gian tới công dân Việt Nam từ Lào, Campuchia về tiếp tục sẽ tăng, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các Quân khu 5, 7, 9 và các tỉnh biên giới chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng cách ly.
Nhận định trong giai đoạn này, việc cách ly tập trung dân sự tại địa phương sẽ dần trở nên phổ biến, Ban Chỉ đạo thảo luận và thống nhất giao cho lực lượng Công an điều hành các khu cách ly dân sự; chỉ đạo là Chủ tịch UBND địa phương...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã thông báo về tình hình một số ổ dịch hiện nay. Chúng ta đã khống chế tốt ổ dịch tại Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Trúc Bạch (Hà Nội), các ổ dịch khác đang được kiểm soát chặt.
Đối với ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, (ổ dịch xâm nhập từ bên ngoài), hiện đã thực hiện cách ly toàn diện 3 đơn vị (Viện Tim mạch, Khoa thần kinh, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới). Nhân viên y tế các khoa này được cách ly ngay tại khoa và trong khu vực cách ly trong bệnh viện. Bệnh nhân các khoa này cũng được cách ly và tiếp tục điều trị tại khoa (riêng 90 bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Nhiệt đới được chuyển sang Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương)…
Đồng thời, Bộ Y tế đã tổ chức cách ly 573 trường hợp bao gồm nhân viên, bệnh nhân, học viên, người chăm sóc có tiếp xúc gần với trường hợp xét nghiệm dương tính. Hiện đang tiến hành xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho tất cả nhân viên bệnh viện (gần 4.000 người) và khoảng 1.000 bệnh nhân đang điều trị.
Bệnh viện cũng tạm dừng hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu, dừng hoạt động của nhà tang lễ và nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân; yêu cầu toàn bộ nhân viên bệnh viện dừng hoạt động khám chữa bệnh ngoài giờ tại các phòng khám tư…
Ổ dịch tại quán bar Buddha (quận 2, TPHCM) được nhận định là phức tạp, có thể có nhiều nguồn lây bệnh, hiện TPHCM đã cách ly tập trung 153 người có tiếp xúc trực tiếp với những ca bệnh được ghi nhận. Các ổ dịch từ BN100 (tại quận 8, TPHCM), BN34 (Phan Thiết, Bình Thuận) đang được các lực lượng khoanh vùng, cách ly và kiểm tra y tế với hàng trăm hộ dân, tiếp tục rà soát, sàng lọc, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Tôi tin nếu chúng ta thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia và khuyến cáo của cơ quan y tế thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ thành công như giai đoạn 1 và phải quyết tâm để không có đến 1.000 ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam”.
Thông tin Chính phủ

KOLS VÀ TRUYỀN THÔNG BẨN!

Tối nay, "người nổi tiếng" hay gọi cách khác là KOLs Đặng Như Quỳnh lại lên thời sự, không phải ca ngợi vì những đóng góp của anh nhà báo này mà là bị lên án vì hành vi đăng tin sai sự thật. Gương mặt cúi gầm khi viết biên bản, hiếm ai nghĩ rằng anh này từ lâu vốn được coi là "thần tượng" trong mắt nhiều người, mỗi bài viết vài nghìn like, cũng dương dương tự đắc lắm. Nhưng ai ngờ, chỉ trong 2 tháng, trong tổng số các bài đăng có tới 216 bài viết thông tin sai sự thật, không chính xác. Quả là khủng khiếp. Chẳng hiểu các anh còn tý gì đạo đức người làm báo trong người nữa không. Và tôi biết, hiện nay, trên mạng xã hội không chỉ cho 1 người như Đặng Như Quỳnh mà còn có chục anh Đặng Như Quỳnh như thế. Và mục đích những KOLS này là gì, không có gì khác ngoài làm tiền. Những kẻ như Quỳnh chính là những vết dầu loang làm bẩn mạng xã hội của chúng ta.
Không có mô tả ảnh.
Vừa xem thời sự xong, lại gặp thêm trường hợp anh "hiệp sĩ" mạng Nguyễn Sin này nữa. Con số vài trăm nghìn lượt theo dõi chứng tỏ sự nổi tiếng của anh này nhưng không phải là minh chứng để chứng tỏ sự chính xác trong thông tin của anh ta. Nên nhớ, không phải cơ quan chức năng không biết, mà chỉ là họ chưa ra tay thôi.
Nếu biết đường mà tự uốn nắn mình thì sẽ tốt hơn, đừng đến khi bị sờ gáy thì vài trăm nghìn lượt theo dõi cũng ko cứu được mình đâu!
Lê Dung Anh

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

NHÂN LOẠI ĐANG ĐỨNG Ở ĐÂU TRONG COVID19?

Đầu thế kỷ 21, nhân loại hào hứng với khái niệm cách mạng 4.0, kỷ nguyên số, IOT. Chúng ta cho rằng mình đã làm chủ công nghệ, làm chủ trái đất, buộc nó phải theo ý muốn của con người. Chúng ta thấy trái đất bé nhỏ và muốn chinh phục sự sống ngoài vũ trụ. Chúng ta thám hiểm Mặt trăng, tìm tòi sự sống ở Sao Hỏa. Đột nhiên, virus corona bùng nổ, thứ virus vô hình lại bóp nghẹt thế giới, khiến nền y học thế giới khốn đốn đối phó.
Thiếu phương tiện, thiếu thiết bị và thiếu cả con người, nhiều bác sỹ cứ nghĩ mình phải chống lại dịch cúm Tây Ban Nha đang ở thế kỷ XVIII khi mà mọi thứ đều thiếu thốn. Thứ virus ấy nói với chúng ta rằng: loài người dù có giỏi giang, có tiến hoá đến mấy cũng không thoát khỏi quy luật sinh tồn trên trái đất, hãy đừng ngạo nghễ đi tìm thứ viễn vông trong vũ trụ mà hãy sống đúng nghĩa hơn và ý thức hơn trên chính trái đất vốn là nơi bao bọc sự sống duy nhất. Mọi thứ vượt quá giới hạn của tự nhiên đều phải trả giá!
Ba thứ làm chết người hàng loạt gồm chiến tranh, thiên tai và dịch bệnh. Cả ba thứ đó tự cổ kim vẫn là quy luật ngược với sự sinh, đưa con người lùi ngược, chống lại sự phát triển. Với dịch bệnh vẫn luôn đi trước con người và buộc con người vất vả đuổi theo. Không phải cứ tiến hoá là khoá dịch bệnh, trong chừng mực nào đó nó tạo ra thế giới phẳng, không phân biệt địa thế, thể chế, sự văn minh. Đừng tưởng đất nước phát triển là luôn an toàn, những gì đang xảy ra ở Mỹ và châu Âu đang minh chứng điều đó. Covid nói rằng, đừng tưởng sự tiến bộ y học nằm ở phương Tây.
Hai quyền lớn nhất của con người, đó là quyền được sống và quyền mưu cầu hạnh phúc. Sự phát triển mạnh mẽ khiến con người, các quốc gia đua tranh, so bì quyền mưu cầu hạnh phúc, coi đó là thước đo. Nhưng covid cho họ thấy rằng, quyền được sống mới là quan trọng nhất. Mọi thứ cao sang, phú quý để làm gì khi covid không cho bạn được sống, dù ở ngay nơi văn minh nhất?
Lê Dung Anh

TINH THẦN DÂN TỘC



Trong hình ảnh có thể có: nhà, bầu trời và ngoài trời
Bài viết của bạn Nguyên Anh, một công dân đang cách ly ở Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng - Đại Học Quốc Gia TPHCM.
------------------------------------------------------------
Ngày cách ly thứ 7, tôi đang tập thể dục dưới sân thì nghe loa phát thanh vang lên tiếng anh dân quân thông báo. Lúc đó cũng vừa tròn 24 tiếng kể từ khi trại chúng tôi lấy mẫu xét nghiệm (24h có kết quả), mọi người đều lo lắng đợi chờ kết quả của mình nên thấy thông báo ai cũng dừng mọi hoạt động để nghe.

Anh dân quân nói: "Các anh chị hành khách ở khu vực B1, B2 hầu như ai cũng nhập trại ngày 17-18/3. Vậy là chúng ta đã đi được nửa chặng đường rồi. Mọi người cùng cố lên nha!"
Cả trại vỗ tay vui vẻ. Tưởng gì hoá ra là động viên, dễ thương ghê!
Anh dân quân nói tiếp:
"Hiện tại chưa có kết quả xét nghiệm nhưng ban quản lý trại mong tất cả mọi người sẽ có kết quả tốt nhất. Xin cảm ơn đến tất cả mọi người đã tham gia cách ly, xin hãy nhớ rằng "Cách ly là hạnh phúc".
Vừa qua Việt Nam vừa phát hiện thêm các ca nhiễm từ những người về từ nước ngoài ngày 17/3, trước anh chị 1 ngày và không cách ly, đã gây nhiều sự lây nhiễm cho cộng đồng ở quận Bình Chánh. Vì vậy, xin các anh chị hãy thoải mái tinh thần, đoàn kết, giữ gìn sức khoẻ trong thời gian ở trại vì các anh chị đang giúp đất nước chiến thắng trong mặt trận chống lại đại dịch này!"
Anh nói xong cả trại vỗ tay reo hò rồi cùng nhau hát "Rừng núi dang tay nối lại biển xa". Tí xíu motivation thôi mà boost tinh thần dễ sợ. Xong không hiểu sao mọi người cùng kéo tới chỗ chị Võ Hoàng Yến xem chị quay Vlog hay livestream nóng gì đó, làm các anh phải bắc loa thông báo mọi người tránh tụ tập.
Hôm qua loa phát thanh cũng phát lên giờ này, nhưng nội dung là "Thủ Tướng Chính Phủ ra lệnh ngừng cung cấp tiếp tế từ người thân cho khu vực cách ly" và gửi lời nhắn riêng đến các bậc phụ huynh "xin quý vị hãy để con em mình trưởng thành".
Nghe tức cười quá nên cả trại đều vỗ tay. Không thấy ai phẫn nộ gì, hong gửi nữa thì hong gửi nữa thôi, có sao đâu.
Sáng nay anh đội trưởng hậu cần gửi đôi lời tâm sự, nội dung: Cảm ơn mọi người thời gian qua đã tuân thủ rất tốt các luật lệ ở trại, mong mọi người thông cảm về những thiếu sót vừa qua, như đồ ăn không đảm bảo chất lượng (có một ngày nhiều phần bị thiu), bất đồng ngôn ngữ (với người nước ngoài, mỗi lần loa thông báo tiếng Việt họ không hiểu gì), vệ sinh, rác thải.
Tuy nhiên, anh cũng chia sẻ nhà nước và quân đội đang cố gắng hỗ trợ hết mình, sẽ khắc phục những sai sót. Anh mong các hành khách không ra khỏi khu vưc cách ly, giữ gìn vệ sinh chung, chăm sóc sức khoẻ, tránh tụ tập đông đúc và giữ sự đoàn kết lẫn nhau vì "Chúng ta đều là anh em một nhà!"
Cả trại lại vỗ tay.
Tự nhiên tôi hiểu tại sao Việt Nam chiến thắng cuộc chiến này đến cuộc chiến khác. Lần này, họ tuyên chiến với Dịch bệnh Covid-19 và thật sự xem nó như một cuộc chiến tranh, họ kêu gọi toàn dân phải đoàn kết và đồng lòng.
Và toàn dân đang như vậy, ngay cả trong trại cách ly có nhiều người Việt từ nước ngoài về, những người đang bị dư luận chĩa mũi dùi vào với nhiều cái nhìn tiêu cực, tôi thấy họ vẫn đang lặng lẽ sống hết những ngày cách ly để bảo vệ đồng bào và những người thân yêu, vì mỗi người chúng tôi đều có thể mang mầm bệnh. Chúng tôi tuân thủ và sẽ luôn tuân thủ, vì đất nước luôn ở trong tim mà, đó là lý do chúng tôi quay về mà.
Tinh thần dân tộc Việt Nam thật sự best và dễ thương.
Proud to be a Vietnamese 🇻🇳🇻🇳🇻🇳 ❤️❤️❤️
------------------------------------------------------------

- Quán bia tổng hợp -

"AI THẬT LÒNG YÊU AI ĐẾN BÂY GIỜ MÌNH ĐÃ BIẾT"!!!


Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

(Tôi xin được cảm ơn tác giả đã viết nên bài này và xin được chia sẽ lại cùng với bạn bè như chính tâm tư của mình bấy lâu nay vậy).
Đêm qua, lúc đã đi ngủ, bỗng nghe máy kêu tít tít. Thức dậy mở máy, thì ra là tin nhắn của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng kêu gọi công dân hãy vui vẻ chấp hành khuyến cáo của CP, không tụ tập đông người, chịu khó đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay, cùng đoàn kết để cùng nhau và cùng đất nước vượt qua khó khăn nầy. Hai tuần lễ tới đây là hai tuần quyết định thành bại. Toàn dân hãy cùng CP quyết thắng trong trận đánh cực kỳ khó khăn nầy!
Bỗng thấy nước mắt ướt nhoà trên gối. Vào giờ này, TT còn thức và đôn đốc bộ phận giúp việc gởi tin nhắn đến toàn dân. Trên thế giới này, có vị TT nào như thế hay không?
Những ngày gần đây TT xuất hiện với tần xuất dày đặc trên báo. Khi thì ông chủ trì một hội nghị phòng chống dịch, khi thì ông đi thăm và ủy lạo một đơn vị bộ đội đang canh giữ những đường mòn, lối mở ở biên cương để canh phòng người nhập lậu, lúc thì ông kiểm tra một đơn vị quân y. Ông đã hứa với Chủ tịch nước sẽ cố gắng làm hết sức, kể cả khi tình hình xấu nhất để bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của nhân dân. Ông đã nói với bộ đội rằng, vào lúc nầy, chống dịch là chống giặc. Vận nước đang chờ quân đội cùng toàn Đảng, toàn dân chèo chống để vượt qua!!!
Nhìn hình của ông trên báo, thấy gương mặt ông sạm đi, già hẳn, mắt của ông là ánh mắt của người thường xuyên mất ngủ. Ông và PTT Vũ Đức Đam có những đêm thức trắng, muốn ngủ một chút cũng không thể yên lòng!
Bộ đội ta cũng vậy. Bộ đội nhường doanh trại cho dân, gánh hết khó khăn về phần mình, gồng mình phục vụ và bảo vệ nhân dân. Thời bình mà bộ đội ăn gió, nằm sương, giấc ngủ không tròn, thân thể hao mòn chỉ mong nhân dân qua cơn đại dịch.

Bộ đội là ai?
Là con, là em, là cháu của chúng ta đó!
Con, em, cháu của chúng ta, bình thường là cậu ấm, cô chiêu. Khi vào quân đội, được giáo dục tinh thần yêu nước, thương dân mà bỗng lớn lên thành Phù Đổng. Bộ đội khi còn ở nhà, một miếng cơm còn chưa biết nấu, khi vào quân đội rồi lại là người chăm sóc bữa cơm, giấc ngủ cho dân. Không có nơi đâu trên trái đất này, những người con gái con trai đẹp như hoa hồng mà lại biết hi sinh vì nghĩa lớn, vì nước quên thân, vì dân phục vụ, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành như bộ đội VN.

Tôi đã thấy Thủ tướng nước Ý khóc. Nước Ý huyền thoại cổ kính, xinh đẹp với những kinh thành hoa lệ như mộng, như mơ giờ đây đang bên bờ hủy diệt. Hàng ngày những đoàn xe chở đầy xác người đem đi thiêu đốt mà không có bóng người thân, mới thấy hết tang thương. Tôi cũng đã thấy những giọt nước mắt của các bác sĩ Ý, khi họ đắng lòng rút ống thở oxy của những cụ già để gắn cho những người còn trẻ, phút giây ấy thật đau đớn muôn phần. Giờ đây, nước Ý là quốc gia số một hành tinh dẫn đầu về số ca tử vong và thứ nhì về số ca lây nhiễm. Nước mắt của TT Ý, của cả nước Ý đã quá muộn màng. Cả chính phủ lẫn nhân dân Ý đều quá chủ quan và vô trách nhiệm với dân tộc!
Thủ tướng Anh cũng có lúc nuốn thả nổi, cứ để cho dịch bệnh tự sanh, tự diệt, cứ để cho dân Anh lây...thoải mái, lây riết thì cũng phải có lúc...hết lây???!!! Chỉ đến khi các nhà khoa học Anh lên tiếng, CP mới ra tay hết sức muộn màng!!!
Bây giờ thì các đệ nhất siêu cường như Mỹ, TQ, Ý ,ANH, PHÁP, ĐỨC, TBN...đều trở thành ổ dịch. Số ca tử vong gia tăng chóng mặt, trong khi con số ấy ở VN là số 0, phương Tây mới bắt đầu nhìn về VN. Khi châu Âu là ổ dịch, CP VN đã gấp rút phái hết máy bay chở công dân và kiều bào về để mà bảo bọc. CP VN nói, đây là tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đây là khúc ruột ngàn dặm. Máy bay VN lao vào tâm dịch, vượt nửa vòng trái đất, vượt muôn dặm trùng dương để cố gắng đưa hết con Lạc, cháu Hồng về quê tránh dịch. Về với Tổ quốc xa tít trùng khơi. Tổ quốc, có khi nào hết khó khăn đâu. Nhưng Tổ quốc bao giờ cũng dang rộng vòng tay.
"Ai thật lòng yêu ai đến bây giờ mình đã biết"!!! Dẫu đường đời trăm vạn lối, song cuối cùng thì những người ra đi còn có hướng quay về giữa vòng tay dang rộng và đùm bọc của dân tộc. Đứng trước tử sinh, sanh mạng con người là như nhau, đều là vốn quý nhất. Chúng ta đối với nhau vốn không có oán thù. Oán thù là do tà kiến, là do vô minh che khuất lương tri. Những luận điệu như là CS hèn với giặc, ác với dân đến bây giờ đã bị rơi xuống, ai thiện, ai ác đâu cần phải nói nhiều.
Hai tuần lễ tới đây là hai tuần quyết liệt, hai tuần vô cùng vất vả gian lao.14 ngày chống Covid cũng giống như 12 ngày đêm làm trận ĐBP trên không, cũng giống như chiến dịch tháng 4 toàn thắng. Biết đâu đấy, sẽ có ngày 30/4 được lặp lại, đất nước trọn niềm vui!!!

Tiền Giang: Cụ bà chết tại khu cách ly tập trung âm tính với SARS- CoV-2



Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và mọi người đang khiêu vũ
Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ liên quan điều tra nguyên nhân tử vong của một cụ bà 81 tuổi khi đang cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Tiền Giang.
Chiều 28-3, Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan tiến hành điều tra nguyên nhân tử vong của một cụ bà 81 tuổi khi đang cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Tiền Giang.
Theo thông tin ban đầu, vào lúc 23h ngày 22-3, khu cách ly tập trung Trường Quân sự tỉnh Tiền Giang có tiếp nhận 239 công dân Việt Nam từ Úc về cách ly y tế phòng chống dịch COVID-19. Trong đó có bà Triệu Ánh Tuyết (81 tuổi, ngụ khu tập thể Kim Liên, Đống Đa, TP Hà Nội), có tiền sử bệnh tăng huyết áp và hen phế quản đang uống thuốc hằng ngày.
Sau khi tiếp nhận, bác sĩ và điều dưỡng thực hiện đo thân nhiệt mỗi ngày 2 lần, không phát hiện bà Tuyết bị sốt, ho, khó thở.
Đến khoảng 20h ngày 26-3, bà Tuyết có than ăn uống kém, mất ngủ, đau ngực, mệt, nhưng vẫn sinh hoạt và đi lại bình thường, bác sĩ trực có khám ghi nhận huyết áp 14/9 cmHg và phát thuốc điều trị.
Vào lúc 9h ngày 27-3, tổ y tế đo nhiệt độ buổi sáng tại các buồng; khi đến buồng số 1, bà Tuyết than mệt, khó thở, điều dưỡng báo cáo cho bác sĩ trưởng ca trực cùng ngày vào khám, sau đó bác sĩ cho bệnh nhân thở oxy và uống thuốc và xin hỗ trợ hội chẩn.
Đến 10h cùng ngày, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang cử 2 bác sĩ chuyên khoa tim mạch và chuyên khoa nội tổng quát đến khám và hội chẩn, cho thấy bà Tuyết có vấn đề về hô hấp, tim mạch nên quyết định chuyển bà Tuyết về Bệnh viện Đa khoa Trung tâm để tiếp tục điều trị.
Thời gian chuẩn bị hồ sơ, điều dưỡng phát hiện bà Tuyết không có ở phòng cách ly nên đi tìm và phát hiện bà Tuyết nằm bất động trên sàn nhà vệ sinh. Ngay lập tức bác sĩ, điều dưỡng đưa bệnh nhân lên băng ca và đẩy về phòng để hồi sức cấp cứu trong tình trạng mạch bằng 0, huyết áp không đo được, bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở.
Bác sĩ cùng điều dưỡng đã hồi sức tim, phổi trong 30 phút nhưng không hiệu quả.
Xác định bà Tuyết đã tử vong và ngừng hồi sức với chẩn đoán ban đầu là tử vong do nhồi máu cơ tim cấp, tăng huyết áp, tiền căn hen phế quản.
Lúc 12h cùng ngày, UBND tỉnh Tiền Giang đã tổ chức họp với các ngành y tế, quân sự, công an đã thống nhất lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur (TPHCM), đồng thời liên lạc với gia đình để xin ý kiến về việc mổ tử thi xác định nguyên nhân tử vong.
Theo kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm âm tính với SARS- CoV-2.
Kết quả chẩn đoán sơ bộ sau khi mổ tử thi là do suy hô hấp, phù phổi cấp, tràn dịch màng phổi kèm bệnh lý cơ tim (chờ kết quả vi thể - độc chất).
Gia đình thống nhất hỏa táng trước khi vận chuyển tro cốt về quê.
Chiều 28-3, Sở Y tế tỉnh Tiền Giang có thông cáo báo chí về trường hợp cụ bà 81 tuổi tử vong tại khu cách ly tập trung này.
HOÀI THƯƠNG
Khu cách ly tập trung Trường Quân sự tỉnh Tiền Giang có tiếp nhận 239 công dân Việt Nam từ Úc về cách ly y tế phòng chống dịch COVID-19 vào tối 22-3 - Ảnh: H.T

Nhiều người bảo, Nhà nước trả lương cho quân đội cao

Nhưng thực tế thì, con số đó là không hề cao chút nào. Lương của một Thiếu úy trung bình chỉ là hơn 6 triệu, và với Thiếu tá là gần 9 triệu. Và con số 9 triệu đó chỉ đạt được sau rất nhiều năm khổ luyện, chiến đấu, cố gắng.
Mức sống đó chỉ đảm bảo mức vừa đủ cho cuộc sống của các binh sĩ. Tuy vậy, những gì mà những quân nhân đấy phải hi sinh là không thể đong đếm.
Khi các bạn đang ngủ, thì hàng vạn những chiến sĩ biên phòng, cảnh sát biển, hải quân,… mọi binh chủng đang thức để bảo vệ an toàn cho Tổ quốc, cho nhân dân, và cho các bạn.
Khi các bạn nhâm nhi li cà phê buổi sáng, chúng tôi ra thao trường, nhà máy, giảng đường. Tất cả đều chung quyết tâm:
“Thà đổ mồ hôi trên thao trường còn hơn đổ máu trên chiến trường.”
Khi các bạn nghỉ trưa, chúng tôi cũng dùng bữa. Đó là những bữa cơm chan đầy mồ hôi, quyết tâm cũng như sự mệt mỏi sau cả buổi hành quân chiến đấu. Ăn uống đơn giản, đạm bạc thôi nhưng mỗi bữa cơm là tình anh em, đồng chí cũng như những lời động viên chiến đấu.
Khi lễ Tết, các bạn quây quần bên gia đình, chúng tôi ở bên nhau để nhớ về gia đình.
Nhiều người bảo, Nhà nước trả lương cho quân đội cao
Khi có thiên tai, các bạn an toàn, vì đã có chúng tôi trên chiến tuyến đầu.
Khi có chiến tranh, các bạn đi ra, còn chúng tôi đi vào!
Có những người mẹ mất con, người vợ mất chồng, người con mất hơi ấm của cha, khi đột nhiên nghe tin tử nạn trong khi làm nhiệm vụ!
Vậy mức lương vài triệu một tháng mà là nhiều chăng?
Khi các bạn đang hưởng cuộc sống an bình, hãy đừng quên cái giá chúng tôi đã phải trả cho sự yên bình đó!
#generalofpeace
CSN

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Nơi tính mạng được bảo toàn là nơi đáng sống

Tôi ở Ý từ sau ngày 30/4/1975, tính đến may là 45 năm, bình quân hai năm về quê hương VN một lần. Cộng đồng người Việt tại Ý thường tụ họp, vui chơi với nhau trong những ngày lễ tết (như Tết nguyên đán, tết Trung Thu, lễ Giáng Sinh…), nhưng được chia thành 2 nhóm: nhóm tị nạn thì quây quần bên nhà thờ và Hội Caritas; nhóm thân chính quyền thì khi sinh hoạt thường có mặt của đại diện Sứ quán VN.
Khi dịch corona bùng phát, nhiều người Việt ở Ý, trong đó có các du học sinh dù lo lắng nhưng vẫn chưa có ý định về VN, vì sợ về sẽ thành gánh nặng khi quê nhà đang phải lo cách ly rất nhiều người. Từ nước Ý xã xôi, chúng tôi luôn quan tâm theo dõi diễn biến dịch corona tại VN và thế giới. Lúc đầu, thấy dịch ở TQ diễn biến nhanh và phức tạp, số ca nhiễm tăng vọt hằng ngày và người chết vì corona không ngừng tăng, trở thành nước có ca nhiễm và người chết vì corona đông nhất thế giới, chúng tôi lo ngại VN sẽ trở thành nước có người nhiễm đông thứ hai (sau TQ) và sẽ có nhiều người chết vì corona. Vì VN sát biên giới TQ, lại có nhiều người sinh sống, học tập và làm việc ở TQ; nhiều người TQ làm việc ở VN.
Nhưng điều làm cho chúng tôi và cả nhiều bạn bè thế giới thật sự bất ngờ là: từ đầu mùa dich đến ngày 13/2/2020, VN chỉ có 16 ca nhiễm rồi cả 16 ca đều được chữa trị khỏi, trong khi người chết ở nhiều trên thế giới. Điều bất ngờ thứ 2 là: từ ngày 13/2 đến ngày 6/3/2020, VN hoàn toàn khống chế được dịch, không để xẩy ra ca nhiễm mới, làm cho nhân dân rất yên tâm, đời sống xã hội ổn định trở lại. Từ khi cô Hồng Nhung vì đã nhiễm bệnh ở châu Âu nhưng vẫn cố tính về VN, rồi lại không khai báo để cách ly và điều trị kịp thời, nên mới gây ra mấy ca lây nhiễm mới. Từ đây, một số người dân có lo lắng chút về lây nhiễm corona, chứ hầu như không quá lo ngại về chết chóc, vì các giải pháp của chính phủ cơ bản bảo đảm an toàn tính mạng cho mọi người.
Nơi tính mạng được bảo toàn là nơi đáng sống
Quả thật là ít người ngờ được Ý là nước có số ca nhiễm đông và số người chết đứng thứ 2 thế giới. Một số nước khác như Hàn Quốc, Iran, Mỹ… có số người chết nhiều. Sự lây nhanh, danh sách người nhiễm và người chết vì corona tăng vọt, nguyên nhân chính vẫn là do ý thức chủ quan hoặc công tác phòng, chống dịch corona kém hiệu. Ví dụ như ở Anh, không phải ai có nghi ngờ nhiễm dịch đều được xét nghiệm virus corona. Trong khi đó ở VN, hoàn toàn ngược lại: dân tích cực hợp tác cùng chính phủ và rất chủ động phòng tránh dịch; chính phủ rất trách nhiệm, quyết liệt, kịp thời, có giải pháp tốt với dân ngăn chặn dịch; ai nhiễm bệnh hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh đều được xét nghiệm, cách ly, sinh hoạt, chữa trị miễn phí. Bởi vậy, anh em chúng tôi ở hải ngoại thường kháo với nhau rằng: tin tưởng VN sẽ khống chế được dịch và sẽ không để ca nhiễm nào tử vong.
Sống trong thảm họa đại dịch corona, ai mà đoán trước được định mệnh của mình. Giáu cũng khóc mà nghèo cũng khóc; người yếu dính bệnh, trai tráng khỏe mạnh cũng dính bệnh. Bởi vậy, có người than thở: dịch corona hoành hành đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tiền nhiều, chức cao rồi cũng vậy cả thôi. Tính mạng con người vẫn là quan trọng nhất. Cho nên, nơi nào bảo toàn được tính mạng trong cơn thảm dịch corona mới là nơi đáng sống.
Chả thế mà nhiều người chây Âu- Mỹ mượn danh du lịch đang tìm cách ùa đến VN. Chúng tôi ở Ý và bạn bè ở Hàn Quốc, Iran, Mỹ, Anh, Canada… cũng tính chuyện về VN để náu thân, bảo toàn tính mạng. Song, có người chỉ cấn cá một điều là: khi hưng thịnh, thì ăn chơi, nhảy múa ở nước người; chã nhẽ khi ốm đau lại về VN cậy nhờ. Làm người phải có lòng tự trọng với dân tộc chứ !
Rõ ràng, nhân dân VN và người VN ở nước ngoài cùng nhân dân thế giới đều nhận thấy VN phòng, chống dịch corona rất hiệu quả, tốt hơn nhiều nước khác. Khi sinh mệnh mong manh giữa cơn bão dịch corona, rất nhiều người đã nhận thấy VN là nơi đáng sống nhất rồi còn gì nữa! Qua cơn lận đận mới hiểu lòng nhau. Không nên vì yếu tố tức thời, trước mắt mà khen chê theo cảm tính, thiếu xây dựng.
Đến đây, chắc hẳn có người sẽ tự hối hận vì có lần nào đó trót dại khờ nghe theo tuyên truyền phản động; thiếu tư duy phân tích, chỉ nhìn vào hào nhoáng vật chất ở xứ người để hùa theo những kẻ “miệng trước não sau” mà lỡ chê bai, phủ nhận giá trị VN. Hãy mở to mắt để nhận thấy: Nơi đáng sống vẫn là Việt Nam !
Nguồn: Hà Vinh

Chiến dịch CV-88 ít người biết đến

Đã nhiều người biết về chiến dịch CQ-88, trong đó nổi bật là trận đánh ở cụm Len Đao – Cô Lin – Gạc Ma, nhưng lại ít ai từng nghe đến chiến dịch CV-88.
Trên Biển Đông sau trận hải chiến ngày 14/3/1988, nhiều tàu chiến Trung Quốc vẫn hiện diện gây áp lực. Do vậy, phía ta cũng tăng cường thêm các máy bay vào Phan Rang.
Ngày 24/4/1988, có thêm 3 tiêm kích bom Su-22M từ Thọ Xuân bay vào Phan Rang. Đến ngày 10/6/1988, Không quân lại điều vào Phan Rang thêm 10 chiếc Su-22M. Đến lúc này, số Su-22M ở Phan Rang đã lên tới hơn 20 chiếc, sẵn sàng chiến đấu chi viện cho Trường Sa nếu Trung Quốc có ý định phiêu lưu quân sự.
Cùng với việc điều thêm máy bay, Không quân Nhân dân Việt Nam cũng tiến một bước quan trọng trong tác chiến ở Trường Sa. Trong hai ngày 24 và 28/6/1988, hai biên đội Su-22M (mỗi biên đội 2 chiếc) đã lần lượt bay nhiệm vụ ra đảo Trường Sa và đảo An Bang (Malaysia định nhăm nhe). Điều đáng nói là các phi công ta thời điểm này đã bay độc lập, không cần chuyên gia Liên Xô bay kèm.
Chiến dịch CV-88 ít người biết đến
Với việc Không quân Nhân dân Việt Nam vươn tới Trường Sa, âm mưu xâm lấn của Trung Quốc đã bị chặn đứng bởi thời điểm đó họ chưa có khả năng đánh chặn những chiếc Su-22M.
Theo lời một tướng Trung Quốc kể thì lúc đó máy bay của họ cất cánh từ sân bay gần nhất cũng chỉ hoạt động được 4-5 phút ở Trường Sa là phải quay về nếu không sẽ hết dầu. Ông này đã cho biết năm 1988, Hải quân Trung Quốc sợ nhất là gặp Su-22 Việt Nam.
Trong hai năm 1988 và 1989, Không quân Nhân dân Việt Nam tiếp tục bồi thêm hai đòn nữa để dập tắt “giấc mơ” của Trung Quốc bằng những cuộc diễn tập quy mô lớn trên biển.
Ngày 24-29/10/1988, Quân chủng Không quân tiến hành đợt diễn tập chi viện quần đảo Trường Sa (mật danh CV-88). Địa điểm diễn tập là căn cứ Phan Rang, Cam Ranh và vùng biển hai tỉnh Phú Khánh – Thuận Hải. Lực lượng tham gia gồm tiêm kích bom Su-22M (Trung đoàn 923), 2 trực thăng Mi-8 (Trung đoàn 917), 2 máy bay vận tải An-26 (Trung đoàn 918)…
Trong đợt diễn tập, phi đội Su-22M thực hiện các phương án tấn công tiêu diệt và ngăn chặn đội hình hải quân địch trên biển, chi viện yểm trợ hải quân phản công giành lại đảo. Đội hình tiêm kích đánh chặn MiG-21 yểm trợ bảo vệ đội hình tàu và tiêm kích bom Su-22M. Các đơn vị trực thăng Ka-28, Mi-8, vận tải An-26 làm nhiệm vụ trinh sát, chuyển quân, tìm kiếm cứu nạn.
Tiêm kích bom Su-22M là máy bay hiện đại nhất trong biên chế KQNDVN khi đó, đóng vai trò mũi nhọn chủ lực trong tác chiến không đối hải của ta. Lực lượng Su-22M tham gia diễn tập là Phi đội 1 của Trung đoàn 923. Các biên đội thực hiện đúng theo phương án tác chiến và hiệp đồng chặt chẽ với Hải quân. Phi công nhanh chóng phát hiện và công kích chính xác các mục tiêu.
Ngày 25/11/1988, Tổng tham mưu trưởng ra mệnh lệnh bảo vệ Trường Sa, khu vực biển và thềm lục địa. Ở phía Nam, Quân chủng Không quân tích cực tham gia bảo vệ Trường Sa, nếu tàu nước ngoài gây chiến sự thì phối hợp với Hải quân đánh bại chúng ở vùng biển quần đảo Trường Sa.
Sang năm 1989, biến thể Su-22M4 hiện đại nhất của dòng Su-22 bắt đầu thay thế phi đội Su-22M làm nhiệm vụ bảo vệ Trường Sa.
Ngày 21-27/5/1989, Việt Nam lại tổ chức cuộc diễn tập lớn với sự hiệp đồng của cả Không quân, Hải quân và lực lượng Quân khu 7 với đề mục bảo vệ các khu vực dầu khí và thềm lục địa phía Nam.
Đây là cuộc diễn tập quân sự rất lớn. Trong đó, lực lượng tham gia gồm toàn bộ Sư đoàn không quân 370 cùng Trung đoàn 918 và một phần lực lượng Trung đoàn 923 ở Phan Rang.
Các máy bay được sử dụng gồm Mig-21bis, Su-22M, Su-22M4, An-26 và Mi-8. Khác với cuộc diễn tập năm 1988, lần này có đặt cả tình huống địch có triển khai máy bay và các phi đội MiG-21 của ta xuất kích đánh chặn chúng. Theo tài liệu Lịch sử Trung đoàn Không quân 923 thì chính những tiêm kích bom Su-22 của đơn vị đã đóng vai “quân địch” để MiG-21 tập luyện.
Không quân Nhân dân Việt Nam đã vượt qua vô số khó khăn để vươn tới Trường Sa và chứng tỏ khả năng tác chiến biển qua các cuộc tập trận sau đó, làm thay đổi hẳn tương quan tại khu vực Trường Sa. Có thể nói sự xuất hiện của Không quân Nhân dân Việt Nam đã góp phần quan trọng nhằm ngăn chặn âm mưu lấn chiếm, mở rộng quyền kiểm soát của Trung Quốc ở Trường Sa sau trận chiến ngày 14/3/1988.
Quán bia tổng hợp
ComCom

Khẩu trang No-U: Chiêu trò PR và giải ngân mới của k.h.ủ.n.g b.ố Việt Tân

Các thành viên tổ chức k.h.ủ.n.g b.ố Việt tân đang tài trợ ồ ạt các khẩu trang có logo No-U phía mặt trước cho đám zân chủ, c.h.ố.n.g phá, biểu tình viên trong nước nhân mùa CoVid 19.
Mới đây nhất, chúng tài trợ 100 khẩu trang cho thân nhân đám bị bắt, xử lý ở Đồng Tâm dưới danh nghĩa “phúng viếng” nhân dịp 49 ngày ông Lê Đình Kình.
Mới đây nhất, đám No-U Hà Nội trình diễn khẩu trang này tại tượng đài vua Lý Thái Tổ vào dịp sự kiện Gạc Ma 14/3.
Đồng thời theo chân đám zân chủ trong nước, khẩu trang này đang được Việt tân tài trợ ồ ạt về cho các linh mục cực đoan, đám tay chân “đấu tranh dân chủ”, “khiếu kiện” trong nước.
Đây là chiêu trò, thủ đoạn quen thuộc nhằm quảng bá “lực lượng đấu tranh dân chủ trong nước” quen thuộc mà Việt tân từng đạo diễn. Cứ mỗi dịp cần biểu dương lực lượng để phản đối một sự kiện gì đó là chúng đều có dự án vận động quyên góp tiền kiều bào, đồng bọn ở hải ngoại để tài trợ “đồng phục” cho số trong nước biểu dương lực lượng, vừa tạo hiệu ứng truyền thông, vừa biểu dương, quảng bá lực lượng của chúng “đông, mạnh” với các nhà tài trợ nước ngoài để họ “hy vọng”.
Khẩu trang No-U: Chiêu trò PR và giải ngân mới của k.h.ủ.n.g b.ố Việt Tân
Lợi dụng dịch bệnh CoVId 19, Nhà nước khuyến khích người dân phải đeo khẩu trang phòng bệnh, Việt tân trang bị “công cụ thiết yếu” này rõ ràng là thủ đoạn thâm hiểm. Nếu công an, chính quyền thu giữ, ngăn chặn thì chúng sẽ được cớ la làng, tố cáo ầm ĩ, rằng phân biệt đối xử, nào đe dọa uy hiếp sức khỏe của “đám bất đồng chính kiến”. Còn nếu để chúng biểu dương thì rõ ràng, chúng có cơ hội khoe khoang, thể hiện, lừa bịp người dân thiếu hiểu biết cùng đeo khẩu trang của chúng, đánh lận rằng lực lượng của chúng “vô cùng đông đảo”.
Hơn nữa, cứ theo quy luật, dễ dàng thấy được, rõ ràng chúng đang rình rập, nếu có cái cớ gì có thể biểu tình, gây rối dưới danh nghĩa “phản đối Trung Quốc” được (chẳng hạn như TQ gây hấn với VN trên Biển Đông, hay ô nhiễm từ doanh nghiệp TQ, hay bất bình với Formosa…) là chúng có sẵn “công cụ” và lực lượng được trang bị để biểu dương lực lượng, biểu tình mọi ngóc ngách với khẩu hiệu và khẩu trang khiến chính quyền khó đối phó, xử lý, ngăn chặn.
Tuy chúng ta không nên cực đoan, đánh đồng tất cả những người đeo khẩu trang này đều là tay chân bị Việt tân mua chuộc, phản ứng hoặc tố cáo với chính quyền. Bởi vì sẽ có một số người vì hám lợi, vì bị dụ dỗ về lòng yêu nước chống TQ xâm lược mà bị lợi dụng đeo khẩu trang trên,… Mong rằng cộng đồng mạng, chính quyền địa phương, cảnh sát giao thông…nếu gặp những người đeo khẩu trang này cần hỏi rõ xem họ có được từ nguồn nào, ai cho họ, họ đeo với mục đích gì, họ có biết được ý đồ của những kẻ trang bị khẩu trang này cho họ không…để họ hiểu và tự nguyện thay khẩu trang là tốt nhất. Còn không, đã giải thích mà họ vẫn cố tình đeo, cùng là cách để ta biết rõ họ là ai để “cánh giác” và đề phòng, đừng để mắc bẫy của Việt tân và đám phản động.
newhoaky

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

MỌI NGƯỜI DÂN HẠN CHẾ TỐI ĐA RA KHỎI NHÀ



Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi, văn bản và trong nhà
Khi buộc phải ra ngoài thì phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn (2m). Đồng thời giữ gìn vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn). Thực hiện ăn chín, uống sôi. Tiến hành khai báo y tế tự nguyện. Đây là kêu gọi được Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng chống COVID-19 đưa ra hôm qua (25/3).
Thảo luận về diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong khu vực, BCĐ nhận định, nhìn chung trong giai đoạn 1, các quốc gia phòng, chống dịch bệnh tốt đều cố gắng kéo dài nhất thời gian dịch bệnh lây lan dưới mốc 100 ca nhiễm bệnh. Tương tự khi dịch bệnh bước sang giai đoạn 2 phải cố gắng kéo dài nhất thời gian tiệm cận mốc 1.000 ca nhiễm COVID-19.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, về năng lực xét nghiệm, hiện mỗi ngày, Việt Nam có thể xét nghiệm từ 8.000-10.000 mẫu. Chúng ta đang chuẩn bị các điều kiện để nâng cao năng lực xét nghiệm thời gian tới. Trong giai đoạn hiện tại, cơ bản chúng ta có đủ máy móc, vật tư, trang thiết bị bảo hộ… để phục vụ điều trị cho người bệnh, đồng thời tiếp tục chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với tình hình mới.
Theo Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn, hiện các địa phương cũng đang khẩn trương tiến hành “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để rà soát sàng lọc người nghi ngờ. Cuối giờ chiều nay sẽ có số liệu tổng hợp.
Đại diện Bộ Quốc phòng khẳng định, quân đội đã chuẩn bị đủ địa điểm cách ly. Nhìn chung điều kiện sinh hoạt, ăn ở tại nơi cách ly tập trung khá tốt, thậm chí còn cao hơn điều kiện sinh hoạt của bộ đội.
Bộ Quốc phòng đề nghị bà con yên tâm, không tiếp tế thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt cho thân nhân trong các khu cách ly để tránh lây nhiễm. Quân đội khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện phương châm “chống dịch như chống giặc”, sẵn sàng đi đầu trong mọi tình huống để phòng chống dịch, bảo vệ bình yên cho nhân dân.
Hiện Bộ Y tế đã hoàn thiện phác đồ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, dự kiến sẽ ban hành trong ngày mai (26/3), sau đó sẽ tập huấn phổ biến cho các tuyến.
---
Ảnh: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp trực tuyến của BCĐ.

VIỆT NAM ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN CẦN TẬP TRUNG CAO ĐỘ

Trong thư gửi các thầy thuốc, cán bộ, nhân viên ngành y tế, Thủ tướng nêu rõ, công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng, ngăn ngừa được dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào và đang thực hiện việc kiểm soát lây lan trong cộng đồng. Thành tích này có được nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị với các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, trong đó có đóng góp quan trọng của đội ngũ chiến sĩ áo trắng, những người luôn tiên phong, xông pha trên mọi mặt trận phòng chống dịch.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, bộ vét
Hình ảnh cán bộ y tế cùng các cán bộ, chiến sỹ ở địa phương đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng nhằm phát hiện sớm các nguy cơ lây lan dịch bệnh, những người thầy thuốc sẵn sàng quên mình chăm sóc người bệnh tại các khu vực điều trị, cách ly hay miệt mài trong phòng xét nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm, nghiên cứu về vi rút... đã để lại ấn tượng tốt đẹp, sâu sắc, được nhân dân cả nước khen ngợi. Trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, các đồng chí không những đã phát huy truyền thống, thể hiện trí tuệ, bản lĩnh rất đáng tự hào của ngành y tế mà còn góp phần quan trọng tạo dựng niềm tin, sự an tâm, tiếp thêm động lực để cả nước đồng sức, chung lòng phòng chống dịch thành công.
Thay mặt Đảng và Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương những cống hiến, tận tâm hết mình, không quản ngày đêm, vất vả gian nan, hiểm nguy của những chiến sĩ áo trắng trên mọi miền Tổ quốc, các anh các chị xứng đáng là lực lượng tinh nhuệ tiên phong trong cuộc chiến chống COVID-19.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường và có thể kéo dài, Việt Nam đang trong giai đoạn cần tập trung cao độ để phòng, chống lây nhiễm trong cộng đồng, tuyệt đối không được chủ quan, lơi lỏng. Thủ tướng kêu gọi toàn thể thầy thuốc, cán bộ, nhân viên y tế trên mọi miền Tổ quốc phải quyết tâm cao hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa cùng với các lực lượng và nhân dân sớm đẩy lùi dịch bệnh trên đất nước ta.
Thủ tướng kêu gọi và đề nghị đồng bào, đồng chí trong cả nước tiếp tục động viên, chia sẻ, chung tay ủng hộ những người chiến sĩ áo trắng yêu quý của chúng ta trong cuộc chiến với COVID-19 đầy cam go và nguy hiểm.
Thủ tướng chúc các Thầy thuốc của nhân dân sức khỏe, luôn xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân cả nước và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Phòng, chống tham nhũng từ góc nhìn văn hóa truyền thống

Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Đảng ta thừa nhận “Tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước”. Tình trạng tham nhũng được Đảng ta đánh giá là nghiêm trọng thời gian qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những yếu tố thuộc về văn hóa truyền thống của Việt Nam vẫn tạo ra những mảnh đất thuận lợi cho tham nhũng được dung dưỡng, củng cố. Vì vậy, nhận diện những nét văn hóa này là cần thiết để chúng ta có những biện pháp loại bỏ chúng, từ đó góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội.
Tham nhũng là hành vi lệch chuẩn của những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động chung để kiếm lợi bất chính. Tham nhũng có hai hình thức cơ bản: biến của công thành của tư (tham ô, biển thủ tài sản) và nhận hối lộ. Tham nhũng qua hình thức nhận hối lộ chỉ xảy ra khi có 2 tác nhân là bên đưa và bên nhận. Do đó, muốn phòng, chống tham nhũng hiệu quả phải bắt đầu từ cả người nhận và người đưa hối lộ.
Đối với người tham nhũng, tham nhũng thực chất là hành vi thiếu văn hóa mà nguyên nhân là sự phai nhật lý tưởng như đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban tư tưởng, văn hóa Trung ương khẳng định: “Chúng ta thấy hiện tượng quan liêu, tham nhũng, lãng phí tăng lên, chúng ta tìm cách ngăn chặn bằng cơ chế chính sách, kiểm tra, giám sát... điều đó là cần thiết nhưng cái gốc vẫn là sự phai nhạt lý tưởng. Cán bộ, đảng viên mắc khuyết điểm này, khuyết điểm khác trước hết vẫn là lý tưởng không rõ ràng, vướng vào ăn chơi, hưởng thụ”(1). Đó là lý tưởng cách mạng, phấn đấu tận tụy phục vụ nhân dân. Lý tưởng sống và cống hiến cho sự hạnh phúc chung của nhân dân bị phai nhạt thì lòng tham vật chất cho cá nhân phát triển là nguyên nhân bên trong mạnh mẽ thôi thúc tham nhũng. Max Weber khẳng định: “Ham muốn chiếm hữu, ham muốn chạy theo danh lợi, chạy theo tiền bạc, càng nhiều tiền càng tốt... đã từng tồn tại và đang tồn tại nơi những người hầu bàn, người bác sĩ, người đánh xe ngựa, người nghệ sĩ, người đàn bà lẳng lơ, người công chức tham ô nhũng lạm, người lính, kẻ ăn trộm, kẻ viễn chinh, kẻ cờ bạc, kẻ ăn mày”(2).
1. Văn hóa truyền thống có những nét tạo môi trường thuận lợi cho tham nhũng phát triển
Văn hóa truyền thống của Việt Nam dựa trên nền tảng là nền nông nghiệp trồng lúa nước, đặc biệt là nền sản xuất nông nghiệp nhỏ. Điều này dẫn tới biểu hiện tiêu cực là tâm lý tư lợi, thu vén cá nhân, chỉ lo việc của cá nhân mình theo kiểu “đèn nhà ai nhà ấy rạng”, “việc ai người ấy lo, bè ai người ấy chống”, không quan tâm đến những người xung quanh “của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó ăn”. Tâm lý này nảy sinh do sản xuất nông nghiệp nhỏ, người nông dân tự phải lo liệu mọi việc trong mảnh ruộng của mình. Lo vun vén cho cá nhân, bản thân của người có tâm lý tiểu nông mang tính chất tủn mủn, vụn vặt, chỉ tính đến cái ăn ngay, trước mắt theo kiểu “được đâu hay đó”, “méo mó có hơn không”, “tham bát bỏ mâm”. Cái nghèo đói, thiếu thốn quanh năm của nông dân trên nền tảng sản xuất nhỏ khiến họ luôn quan tâm đến những lợi ích của bản thân khi có điều kiện, dù là rất nhỏ, thậm chí vì mối lợi nhỏ nhặt trước mắt mà quên đi cái lợi lớn, lâu dài. Chính vì tâm lý tư lợi cá nhân tồn tại trong một bộ phận cán bộ, công chức có chức, có quyền nên họ đã lợi dụng quyền hạn để kiếm lợi bất chính. Tư lợi kiểu tiểu nông dẫn tới những hành vi tham nhũng vặt phổ biến trong xã hội, hễ có cơ hội là tham nhũng dù số tiền không lớn.
Hành vi tham nhũng còn được củng cố thêm bởi tâm lý tùy tiện, thiếu tôn trọng pháp luật, trọng lệ hơn luật ở đội ngũ người có chức vụ, quyền hạn. Tâm lý thiếu tôn trọng pháp luật bắt nguồn từ trong văn hóa truyền thống, trên nền tảng sản xuất nông nghiệp nhỏ nên không đòi hỏi sự phân công, phối hợp trong sản xuất, sản xuất độc lập, trồng cái gì, lúc nào tùy vào ý thích của người nông dân, thích thì làm, không thích thì nghỉ, tùy tiện, vô nguyên tắc. Cùng với đó, sản xuất nông nghiệp lúa nước, sống ổn định ở một nơi, cả đời sống trong làng với những mối quan hệ xóm giềng, họ hàng thân thích đã quá quen biết nhau nên đối xử bằng chữ tình, dẫn tới cái lý, pháp luật, nguyên tắc bị xem nhẹ. Chạy theo lợi ích cá nhân cộng với việc thiếu tôn trọng pháp luật dẫn tới những hành vi tham nhũng, lạm dụng quyền lực, vi phạm pháp luật để kiếm những mối lợi bất chính cho cá nhân và gia đình.
Hành vi tham nhũng thông qua nhận hối lộ không thực hiện được nếu người dân, các nhà doanh nghiệp không chịu đưa hối lộ cũng như tố cáo nếu bị ép buộc phải đưa hối lộ. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống của nước ta chứa đựng nhiều phong tục tập quán dễ bị lợi dụng để biện minh, ủng hộ cho hành vi tham nhũng. Thí dụ như: tập quán “miếng trầu là đầu câu chuyện”, đạo lý “đền ơn đáp nghĩa”, kể cả tâm lý phục tùng vô điều kiện cấp trên... dẫn tới việc quà cáp, biếu xén đối với người có ân huệ với mình, đã dành cho mình những mối lợi. Tâm lý “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” đã trở thành điều bình thường mà mọi người dễ dàng chấp nhận, là mảnh đất thuận lợi cho tệ tham nhũng vặt tồn tại. Tuy nhiên, ngày nay, điếu thuốc, miếng trầu là cả hàng nghìn đô la, là cổ phiếu, cổ phần, là căn hộ... thì đó không còn là một tập tục tốt đẹp nữa mà đã bị lạm dụng thành hành vi tham nhũng cần phải được lên án. Xã hội đang hình thành một tâm lý mặc nhiên thừa nhận những hành vi tham nhũng, tiêu cực, chấp nhận việc lo lót đối với một số cán bộ, công chức để giải quyết công việc, coi việc lo lót như là sự trả ơn khi làm giấy tờ liên quan đến đất đai, để được khám chữa bệnh, thầy cô quan tâm đến con cái, nhận trợ cấp xã hội... Kết quả điều tra xã hội học do Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thuỵ Điển (SIDA) và Ban Nội chính Trung ương tiến hành cho thấy 41% người dân được hỏi cho rằng việc đưa quà cáp chỉ là món quà nhỏ để cảm ơn người đã giúp đỡ mình giải quyết công việc, 39,1% người dân tự nguyện hoặc chấp nhận việc đưa tiền mỗi khi đến cơ quan công quyền để được thực hiện ngay cả những quyền lợi chính đáng nhất của mình(3). Đối với nhiều người dân, việc đưa hối lộ là chuyện bình thường, không hối lộ là không biết điều, không biết chơi. Khi công việc của họ không thuận lợi thì cái đầu tiên họ nghĩ đến chính là sự không biết điều, biết chơi ấy.
Tham nhũng ở nước ta có mảnh đất thuận lợi để dung dưỡng và củng cố còn do truyền thống duy tình. Người Việt Nam thường dựa vào các mối quan hệ để làm ăn cũng như giải quyết công việc. Văn hóa kinh doanh Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thường dựa theo mối quan hệ cá nhân, có tới 70% doanh nghiệp tự động đưa hối lộ để được giải quyết công việc nhanh chóng, có 51% doanh nghiệp trả lời sẽ nhờ người có ảnh hưởng tác động để giải quyết khi đối mặt với hành vi tham nhũng vặt của công chức(4). Văn hóa nặng tình nhẹ lý, coi thường pháp luật cộng với tâm lý tư lợi cá nhân chạy theo lợi ích trước mắt, muốn giành được những ưu thế thuận lợi hơn các đối thủ khác trong cạnh tranh đã dẫn tới các doanh nghiệp chủ động lo lót, hối lộ quan chức. Các doanh nghiệp chủ động hối lộ để giành lợi thế trong sản xuất kinh doanh, như: được chọn là nhà cung cấp đủ điều kiện hoặc trúng thầu hoặc để đẩy nhanh các dịch vụ công đang tiến triển chậm chạp. Doanh nghiệp cho rằng, đây là cách giải quyết công việc nhanh nhất và dễ thực hiện nhất, chi phí đó rất nhỏ so với lợi ích công việc mang lại(5). Ngay kể cả những doanh nghiệp dù không chủ động đưa hối lộ, bị vòi vĩnh nhưng họ không tố cáo mà chấp nhận cho qua chuyện cũng do tâm lý “dĩ hòa vi quý”, ngại đấu tranh, đấu tranh thì tránh đâu, họ vẫn còn phải tiếp tục giao dịch, làm việc với những công chức đầy quyền hành chi phối đến hoạt động kinh doanh của mình.
Những người đồng nghiệp cùng công tác với những quan chức, những người có quyền hạn là những người dễ phát hiện những hành vi tham nhũng nhất. Tuy nhiên, cũng do ảnh hưởng của nhiều tập tục trong văn hóa truyền thống mà những người này đôi khi biết và có những bằng chứng về các hành vi tham nhũng của người khác, của đồng nghiệp, cấp trên của mình nhưng cũng không tố giác. Do truyền thống văn hóa ứng xử của người Việt Nam là vẫn nặng chữ tình, chuộng sự yên hàn, nhàn nhã, trong ấm ngoài êm, thái độ dĩ hòa vi quý “đóng cửa bảo nhau”, tố giác đồng nghiệp được cho là cạn tàu ráo máng, có lý nhưng không có tình nên họ không tố giác. Với những đồng nghiệp thực dụng còn có tư tưởng “hoa thơm mọi người cùng hưởng”, cấu kết với nhau để chia chác tài sản công. Đặc trưng văn hóa truyền thống này cộng thêm với tâm lý tư lợi cá nhân, “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, tham nhũng là tham nhũng của chung, tài sản chung chứ phải đâu riêng ai, cũng chẳng phải tài sản của riêng mình nên không đấu tranh.
Khi tham nhũng được coi là “chuẩn mực văn hóa”, người ta chấp nhận sống chung với nó, cho đó là chuyện bình thường thì phòng, chống tham nhũng là thách thức khó vượt qua. Do đó, đi tìm những giải pháp để phòng, chống tham nhũng từ góc độ văn hóa truyền thống mới là giải pháp căn cơ, gốc rễ cùng với các giải pháp khác mới có thể xóa bỏ tận gốc, triệt để tham nhũng.
2. Khắc phục những hạn chế của văn hóa truyền thống góp phần phòng, chống tham nhũng
Thứ nhất, giáo dục, xây dựng văn hóa, đạo đức công vụ cho những người có chức vụ, quyền hạn - chủ thể của hành vi tham nhũng
Để thay đổi tâm lý tư lợi cá nhân, thiếu tôn trọng pháp luật, suy giảm về lý tưởng cách mạng là nguồn gốc của hành vi tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức - những người có điều kiện để thực hiện hành vi tham nhũng thì cần phải quan tâm giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ. Đạo đức cách mạng chống lại chủ nghĩa cá nhân, loại bỏ dần nét tâm lý cá nhân thu vén, tư lợi. Nguyên tắc cơ bản của đạo đức cách mạng là chủ nghĩa tập thể, mình vì mọi người. Khi những người mang những trọng trách, quyền hạn có đạo đức cách mạng, họ sẽ làm việc, phấn đấu vì lý tưởng cao đẹp, vì nước, vì dân, từ đó sẽ không có hành vi tham nhũng, vụ lợi cá nhân bằng cách xâm phạm lợi ích của tập thể, đất nước và nhân dân. Vì vậy, trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp cần tăng cường các nội dung về đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ, về bổn phận và trách nhiệm của họ. Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định trong pháp luật, phục vụ nhân dân là trách nhiệm và bổn phận của họ, những người hưởng lương từ nhân dân trao cho chứ không phải là sự ban ơn cho người dân để họ phải được nhận những khoản hoa hồng, bồi dưỡng. Ngoài ra, để khắc phục tâm lý coi thường pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức dẫn tới dám bẻ cong pháp luật để vụ lợi, tham nhũng cần phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đội ngũ này. Trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, ngoài các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động công vụ, cần tuyên truyền các pháp luật khác tùy theo lĩnh vực, ngành nghề của cán bộ, công chức.
Hiểu được những quy định của pháp luật, nội dung của đạo đức công vụ, đạo đức cách mạng, lý tưởng cách mạng mới chỉ là bước đầu tiên trong việc loại bỏ hành vi tham nhũng. Vấn đề quan trọng hơn nhưng khó khăn hơn là phải làm cho những quy định đó trở thành sự thôi thúc bên trong, trở thành sự bức thiết phải thực hiện từ bên trong mỗi cán bộ, công chức. Vì vậy, ngoài tuyên truyền, giáo dục cần xây dựng các quy tắc, chuẩn mực cụ thể trong thực hiện công việc cụ thể của từng cán bộ, công chức và phải có sự giám sát chặt chẽ từ tổ chức, xã hội, người đứng đầu với cơ chế khen thưởng và kỷ luật rõ ràng, để họ phải nghiêm túc thực hiện. Sự thực hiện mang tính cưỡng chế từ bên ngoài nhưng thực hiện nhiều lần, liên tục sẽ dần dần trở thành hành động tự nguyện, từ bên trong, sẽ trở thành văn hóa.
Thứ hai, giáo dục, tuyên truyền xóa bỏ những nét hạn chế của văn hóa truyền thống trong nhân dân, từ đó góp phần vào phòng, chống tham nhũng
Khi người dân không chịu đưa hối lộ thì quan chức cũng khó mà thực hiện hành vi tham nhũng. Vì vậy, xây dựng văn hóa nói không với tham nhũng trong nhân dân là rất cần thiết để phòng, chống tham nhũng. Đối tượng trước hết là các doanh nghiệp, cần chú ý xây dựng văn hóa kinh doanh minh bạch, liêm chính gắn liền với việc xây dựng uy tín, thương hiệu doanh nghiệp. Những doanh nghiệp với tư duy ngắn hạn, trước mắt và chạy theo lợi ích cá nhân, họ muốn tìm kiếm cơ hội, lợi nhuận bằng cách đưa hối lộ, đi cửa sau để được ưu ái, cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, thực chất, điều này không tạo ra sự phát triển lâu dài, bền vững cho doanh nghiệp, vì họ tốn kém nhiều chi phí không chính thức trong khi không nâng cao được chất lượng dịch vụ, sản phẩm của mình. Vì vậy, nếu xóa bỏ được những tàn dư này trong văn hóa truyền thống, các doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược, dài hạn, tinh thần tôn trọng pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, công bằng họ sẽ không “chủ động” tìm cách móc nối, đưa hối lộ cho quan chức, mà tập trung phát huy nội lực của chính mình, nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ và sản phẩm nhằm tạo ra thương hiệu, uy tín để cạnh tranh với các đối thủ khác. Do đó, cần tuyên truyền trong doanh nghiệp về tác hại của tham nhũng đối với sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp, về tinh thần tôn trọng pháp luật, cạnh tranh bình đẳng, về chú ý quan tâm đến xây dựng thương hiệu doanh nghiệp... Từ đó, dần hình thành văn hóa kinh doanh liêm chính. Cùng với tuyên truyền, các cơ quan quản lý, các hiệp hội tập hợp cộng đồng các doanh nghiệp cần xây dựng những quy định cụ thể trong ứng xử với khu vực công trong hoạt động kinh doanh để các doanh nghiệp cam kết thực hiện, có các biện pháp giám sát trong doanh nghiệp và giám sát giữa các doanh nghiệp với nhau trong thực hiện các quy định này.
Để xây dựng văn hóa nói không với tham nhũng trong nhân dân cần khắc phục tâm lý duy tình, dựa vào mối quan hệ trong mọi công việc, giao dịch của người dân. Việc quà cáp thăm hỏi nhau hay cho tặng quà cảm ơn ai đó giúp đỡ mình là tập tục truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không dựa trên một nền tảng pháp lý vững chắc thì sẽ dễ bị lợi dụng để tiến hành các hoạt động tham nhũng. Vì vậy, để thay đổi thói quen dựa vào các mối quan hệ để giải quyết công việc cần nâng cao ý thức tuân thủ và tôn trọng pháp luật của người dân. Trong các dịch vụ công cung cấp bởi các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, cần chú ý tuyên truyền giáo dục cho người dân hiểu rõ những quy định về quyền, trách nhiệm của họ cũng như của các cá nhân, tổ chức cung ứng, tránh lẫn lộn giữa trách nhiệm với sự ban ơn, giúp đỡ. Tuy nhiên, vì tư lợi cá nhân, muốn giải quyết công việc nhanh chóng, cộng với việc có những mối quan hệ nhất định, một số cá nhân có thể dù vẫn biết quyền của mình nhưng sẵn sàng chi thêm các chi phí bôi trơn, quà cáp thêm... tạo thuận lợi cho hành vi tham nhũng phát triển. Do đó, cần tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân thấy rõ tác hại của tham nhũng đối với sự phát triển chung của đất nước, trách nhiệm của công dân trong việc góp phần tham gia vào phòng, chống tham nhũng, kiên quyết không hối lộ và từ chối những gợi ý hối lộ. Tóm lại, chỉ có nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, đề cao pháp luật và tinh thần trách nhiệm cá nhân với đất nước mới có thể xóa bỏ dần tâm lý duy tình, dựa vào các quan hệ của nhân dân, cơ sở để nảy sinh các hoạt động tham nhũng.
Thói quen “dĩ hòa vi quý”, nể nang, né tránh, ngại đấu tranh cộng với tâm lý tư lợi cá nhân, muốn yên ổn tấm thân, việc thiên hạ sao mặc kệ miễn không đụng tới mình đã làm cho cả nhân dân và những cán bộ, công chức, viên chức không tích cực đấu tranh phát hiện tham nhũng, biết hoặc bị vòi vĩnh cũng không tố giác. Vì thiếu trách nhiệm trước cộng đồng, tập thể nên ai ăn cắp tài sản cá nhân họ thì họ hô hoán lên nhưng ăn cắp tài sản công thì dù biết họ cũng cho qua. Do đó, để thay đổi nét văn hóa truyền thống này thì chỉ tuyên truyền, giáo dục một cách kiên trì, bền bỉ cho người dân dám đấu tranh vì lẽ phải, sự công bằng, có trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng, đất nước. Do đó, cần chú ý giáo dục trách nhiệm công dân đối với mọi người dân. Đồng thời, Nhà nước cần có biện pháp khuyến khích người dân thực hiện trách nhiệm công dân, như: khen thưởng tương xứng về vật chất, tôn vinh về mặt tinh thần đối với những người thực hiện tốt trách nhiệm công dân, dám đấu tranh phát hiện tham nhũng,
Tham nhũng về bản chất là hành vi vi phạm pháp luật vì mục đích vụ lợi. Nguyên nhân xuất hiện tham nhũng là do lòng tham cộng với sự coi thường pháp luật. Đồng thời, chính tâm lý tư lợi cá nhân, thói quen dựa vào các quan hệ, duy tình, coi thường pháp luật khiến một bộ phận nhân dân sẵn sàng hối lộ là mảnh đất thuận lợi dung dưỡng cho tham nhũng phát triển. Do đó, để xóa bỏ triệt để tham nhũng phải chú ý đến thay đổi văn hóa trong đội ngũ những người có chức vụ, quyền hạn và nhân dân. Khi tất cả mọi người đều có tinh thần thượng tôn pháp luật, có trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, tôn trọng lợi ích của người khác, thực hiện lợi ích cá nhân chính đáng theo quy định của pháp luật thì sẽ không còn cơ sở văn hóa cho hành vi tham nhũng. Thay đổi từ nền văn hóa duy tình, nặng tình sang một nền văn hóa có lý, có tình, tình đặt dưới lý là một công cuộc rất gian nan, đòi hỏi phải có những biện pháp tuyên truyền giáo dục thấu đáo, thuyết phục, kiên trì kết hợp với các chế tài khen thưởng và xử phạt để dần dần thay đổi tâm lý, thói quen và cả suy nghĩ của mọi người trong xã hội.
_________________
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận số 4-2019
(1) Nguyễn Khoa Điểm: Lý tưởng phai nhạt thì chủ nghĩa cá nhân xuất hiện, Báo Nhân Dân, ngày 4-3-2004.
(2) M.Weber: Đạo đức Tin lành và Tinh thần chủ nghĩa tư bản, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008, chương 2
(3), (4), (5) Đinh Văn Minh, Phạm Thị Huệ: Vấn đề tham nhũng trong khu vực tư ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tư pháp, 2016, tr. 188, 47, 188.
ThS Hà Thị Thùy Dương
Học viện Chính trị khu vực IV