Do bị cuốn vào đại dịch COVID-19, vậy nên không phải ai cũng biết rằng vào 06/03/2020, tại cuộc họp các bộ trưởng OPEC+ ở Viena, theo lệnh Putin, Bộ trưởng năng lượng Nga đã nói KHÔNG với quyết định của OPEC về chương trình giảm sản lượng sản xuất dầu để ổn định giá “vàng đen”, khiến các bộ trưởng OPEC bị sốc.
Việc Nga không tiếp tục tham gia cuộc chơi có nghĩa các thỏa thuận hiện tại về bình ổn giá dầu sẽ chấm dứt sau ngày 31/3/2020. Tức là từ ngày “Quốc tế nói dối 2020”, mạnh ai người nấy sản xuất dầu.
Ngay lập tức, giá dầu sụp đổ từ 45 xuống còn 31 USD/thùng, giá thấp nhất kể từ năm 1991 – chiến tranh vùng Vịnh. Đây được xem là đòn khai cuộc của Tổng thống Nga V.Putin với hệ thống Petrodollar – Ngai vàng của Đế quốc Mỹ.
Mình đã từng có một bài viết khá dài về Petrodollar, hiểu nôm na là tất cả dầu mỏ khai thác đều phải dùng đô la (dollars) Mỹ để mua. Trong thời đại KHKT, dầu mỏ là yếu tố sống còn với nền công nghiệp mỗi quốc gia. Vậy nên nước Mỹ sẽ có 3 cái lợi sau đây
Các nước muốn có đô la Mỹ mua dầu, buộc phải xuất khẩu hàng hóa giá rẻ sang Mỹ.
Làm tăng nhu cầu toàn thế giới với đô la và chứng khoán nợ của Mỹ.
Mỹ có thể tự in tiền để mua dầu thoải mái, tất nhiên vẫn trong định mức của các nước xuất khẩu dầu.
Vậy tức là Mỹ có quyền chi tiêu vô tội vạ, tất nhiên nằm dưới sự kiểm duyệt của FED (cơ quan duy nhất có quyền in đô la Mỹ), và đây cũng là sức mạnh lớn nhất của Mỹ. Do đó, để bảo vệ yếu tố sống còn của vị trí bá chủ, Mỹ đã đang và sẽ bảo vệ Petrodollar bằng mọi giá, thông thường qua các phương pháp:
Bảo kê và xây dựng chế độ chính quyền tay sai ở các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn như khối OPEC.
Những nước nào có dầu mỏ mà không chịu gia nhập khối này thì sẽ cấm vận, trừng phạt buộc đối thủ đầu hàng (như đang làm với Iran, Venezuela …) Hoặc sử dụng vũ lực, tấn công và tàn phá các đối thủ yếu (như đang làm với Iraq, Libya …)
Nhưng nước Nga của Putin đã quyết tâm phá bỏ hệ thống Petrodollar bởi.
Với sự xuất hiện của tên lửa siêu thanh và xuyên lục địa không thể đánh chặn, lần đầu tiên Nga đã đi trước Mỹ về quân sự. Vậy nên Putin tự tin Mỹ không bao giờ dám tấn công Nga bằng vũ lực.
Nga không sợ Mỹ cấm vận kinh tế. LB Nga hiện không còn là một “trạm xăng quốc tế” như trong quá khứ. Với tích lũy tài chính hiện có, sự ủng hộ của nhân dân, tiềm lực Nga đủ sức duy trì giá dầu từ 20-30 USD/thùng trong thời gian 4-6 năm.
Quan trọng, muốn trở lại vị thế siêu cường như năm xưa, nước Nga của Putin không thể chơi theo format của người Mỹ được.
Thời đại Mỹ hung hãn, bất chấp, thả 2 quả bom hạt nhân vào Nhật Bản để chứng tỏ sức mạnh đã qua rồi… Thế giới ngày nay, trong và sau chiến tranh lạnh, ai nấy đều quá kinh tởm và sợ hãi trước sự hủy diệt của vũ khí hạt nhân. Việc nhiều quốc gia cùng sở hữu vũ khí hạt nhân, vừa là đáng quan ngại lại vừa đáng mừng bởi không một ai có quyền lực tuyệt đối.
Mỹ không sử dụng hạt nhân không phải vì Mỹ nhân đạo mà vì Mỹ không dám. Mỹ không dám mạnh tay với Triều Tiên, Iran… là bởi vì hai nước này có vũ khí hạt nhân. Và, đặc biệt với Nga thì Mỹ e ngại vì chẳng ai muốn tự sát bao giờ.
Đầu năm 2019, sau rất nhiều đe dọa thì Tổng thống Mỹ D.Trump đã tuyên bố đơn phương rút khỏi INF, chính thức “kích hoạt” quá trình rút khỏi thỏa thuận này trong vòng 6 tháng. Với nhiều người am hiểu về Mỹ, đây là một tín hiệu vô cùng vô cùng nguy hiểm.
Có thể bạn chưa biết, INF là hiệp ước được ký dưới thời Tổng thống M.Gorbachev của Nga và Tổng thống R.Reagan của Mỹ trong thời gian chiến tranh lạnh. Hiệp ước quy định cả Mỹ và Nga cùng xóa bỏ tên lửa hạt nhân tầm ngắn và tầm trung. Là tên lửa hạt nhân đấy, hạt nhân đấy, thưa các bạn.
Sau khi Liên Xô tan rã, nước Mỹ trở thành anh cả, thế giới quay trở lại với “trật tự đơn cực”. Mỹ duy trì chính sách “đơn phương bảo hộ và áp đặt”, LB Nga thì trở thành một mớ hỗn loạn.
B.Yeltsin nắm quyền, cùng với việc manh nha phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều quyết sách sai lầm của Yeltsin, dân Nga đã chứng kiến thế nào là lạm phát phi mã, kinh tế đình đốn khiến mức sống của người dân sụt giảm nghiêm trọng, tội phạm gia tăng. B.Yeltsin đã phá tan nát tất cả những gì còn sót lại của Liên Xô.
Ấy nhưng Yeltsin đã có công rất lớn với nước Nga, đó là việc chọn Putin làm thủ tướng. V.Putin được dân Nga gọi đùa với danh hiệu Putin đại đế, người đã vực dậy nước Nga từ trong đống hoang tàn trở lại vị thế một siêu cường.
Sau này, khi Putin đã lớn mạnh và càng ngày càng có tầm ảnh hưởng, B.Yeltsin nhận ra rằng quan điểm của Putin và ông xung đột trực tiếp. Khi các đảng phái thân Putin giành được sự ủng hộ vững chắc trong bầu cử nghị viện 1999, Yeltsin từ chức, và Putin trở thành tổng thống lâm thời. Trong cuộc bầu cử vào tháng 3 năm 2000, V.Putin đứng đầu trong mười ứng cử viên và trở thành tổng thống thứ hai của Liên bang Nga thời kỳ hậu Xô viết.
Kể từ đó V.Putin liên tục có những động thái được cho là kiên quyết và cứng rắn với Mỹ. Mỹ đã có đòn cảnh báo đầu tiên, đó là đơn phương bãi bỏ hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) năm 2002. Và sau đó là sự bành trướng không ngừng các lực lượng tấn công NATO đối với Nga là tác nhân chính. LB Nga buộc phải co mình lại, không thể dồn sức phát triển kinh tế.
Tuy nhiên lạc đà gầy còn hơn ngựa béo, Xô Viết dẫu đã sụp đổ nhưng Nga vẫn luôn là dân tộc kiên cường. Chẳng những không suy sụp như Mỹ hình dung mà trái lại còn bứt tốc rất nhanh và đang dần trở lại vị thế một siêu cường, bất chấp các lệnh trừng phạt kinh tế lẫn các cáo buộc vô lý nhắm vào phía Nga.
Tại kỳ họp thường niên lần thứ 13 của CLB chính trị quốc tế Valdai 2016, diễn ra tại Sochi, Tổng thống Nga V.Putin đã có một bài phát biểu trả lời các cáo buộc vô lý của Mỹ và Phương Tây nhắm vào ông và nước Nga. Tóm lược lại có 2 ý rất quan trọng và thú vị
Nga không can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ.
Đây là một câu chuyện hoang đường, báo cáo như vậy là một phương pháp đấu tranh chính trị và nhằm thao túng dư luận. Mỹ là siêu cường, không phải là cộng hòa chuối.
(Banana Republic – “Cộng hòa chuối” là thuật ngữ để chỉ một đất nước có nền chính trị bất ổn và kinh tế bị lệ thuộc vào một sản phẩm xuất khẩu không dồi dào, ví dụ như chuối)
Nga hoàn toàn không có ý định tấn công bất cứ ai
Nga không định tấn công ai cả. Đó là nực cười, ngu ngốc và không thực tế. Châu Âu có 300 triệu dân, tất cả là thành viên NATO, thêm Mỹ nữa là thành 600 triệu, còn Nga hiện giờ có 146 triệu. Thế có nực cười không!
Nhưng nếu có bất trắc xẩy ra, chúng tôi nguyện “chết như một anh hùng” còn kẻ gây chiến sẽ “chết như một con chó”.
(Ông V.Putin đang nói về nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân, điều đó sẽ khiến cả thế giới tan hoang)
Năm 2018, sau rất nhiều đòn trừng phạt kinh tế, chính trị không hiệu quả, Mỹ đang có ý đồ dùng quân sự. Thế là truyền thông Mỹ và phương Tây loan tin Nga đang vi phạm INF vì phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất 9M729 hay còn gọi là Novator – dù chẳng có một chứng cớ nào.
Nga phủ nhận tuyên bố đó và đã nhiều lần yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp bằng chứng hoặc chi tiết khiếu nại của mình để đàm phán giải quyết vấn đề này. Nhưng Washington kiên quyết từ chối cung cấp thông tin chi tiết, vì vậy các cuộc đàm phán không tìm được tiếng nói chung. Dĩ nhiên, thất bại ở cuộc đàm phán Geneva là kết cực tất yếu.
Trong khi đó, Washington đã triển khai các hệ thống tên lửa ở Rumani và Ba Lan, vi phạm hiệp ước một cách trơ trẽn nhất. Washington gọi các hệ thống tên lửa này là phòng thủ và chống lại các mối đe dọa từ Iran.
Nhưng đến kẻ ngốc cũng biết, việc Mỹ đơn phương rút khỏi INF là một bài học cảnh giác vô cùng nghiêm trọng. Việc Mỹ “chống lại các mối đe dọa từ Iran” chỉ là một cái cớ, và chẳng ai có thể chấp nhận một cái cớ như vậy. Những hệ thống tên lửa này đe dọa trực tiếp tới an ninh, đặt nước Nga vào nguy cơ bị tấn công hạt nhân bởi Mỹ.
Quả thật, tuyên bố rút khỏi Hiệp ước cấm sản xuất, sử dụng, bố trí tên lửa hạt nhân tầm ngắn, tầm trung có tầm bắn từ 500 – 5.500km (INF) của Tổng thống Mỹ khiến cho những ai quan tâm theo dõi vô cùng lo lắng.
Việc Trump rút khỏi hiệp ước INF đã chứng tỏ rằng, một cuộc tấn công vào Nga đang được chuẩn bị. Tên lửa tầm trung không thể bay từ Nga đến được lãnh thổ nước Mỹ, trong khi nó lại có thể từ Ba Lan, Rumani bay tới Nga dưới sự ra lệnh của Mỹ.
Tầng lớp chính trị của Mỹ nghĩ rằng họ biết tất cả, đứng trên tất cả. Mỹ luôn kiêu ngạo, tự cho mình cái quyền đứng trên các quy tắc ứng xử và luật pháp quốc tế. May mắn là, người Nga đã quá quen và luôn biết cách đối phó với những chiêu trò kiểu Mỹ. Ý tức, Nga sẽ không bao giờ nhượng bộ để ký một hiệp ước bất bình đẳng.
Nhắc lại lời của V.Putin: Nhưng nếu có bất trắc xẩy ra, chúng tôi nguyện “chết như một anh hùng” còn kẻ gây chiến sẽ “chết như một con chó”.
Lê Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét