Hồi đó thế giới chẳng biết tại sao Việt Nam chiến thắng vẻ vang các cuộc chiến lớn. Họ cho nhiều nhân viên về Việt Nam trà trộn để tìm hiểu tính cách của người Việt có cái gì hay, cũng không thấy gì đặc biệt. Cho đến cái ngày em corona virus xuất hiện. TQ bùng phát dịch bệnh, các nước Âu Mỹ trêu chọc vui đùa, trong khi Việt Nam nhìn xa ba bốn bước và xử lý như đã sắp tận thế, và xử lý rất nhân đạo.
Tất cả miễn phí, quân đội chăm sóc ân cần cho người bị cách ly, ý bác sĩ tận tụy chu đáo hiệu quả, công an lần theo dấu vết những ai bị nghi nhiễm. Đa số người dân về từ vùng dịch cũng xem cách ly là “nhiệm vụ với đất nước”. Cả một đất nước vào cuộc.
Rồi thì cả nước Mỹ panic hoảng loạn. Muốn test virus thì không có chỗ nào test, mà nếu làm test thì phải trả nghìn USD. Nếu bị bệnh cần phải chữa thì bán nhà, xin lỗi, không bán được vì nhà trả góp. Chính phủ lúng túng hết dám nói đùa coi thường. Tổng thống dịu giọng cấm người châu Âu nhập cảnh trong 30 ngày để phòng dịch.
Italy thì nhà bị phong toả, có người chết mà không có ai đến lấy xác, những người còn sống thì bị cấm ra khỏi nhà. Nghĩa là cho chết hết.
Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đánh rơi cái vỏ hào nhoáng, văn minh trong cơn hoảng loạn vì đại dịch.
Toàn bộ hệ thống y tế xã hội tư bản bộc lộ yếu kém, té ra nào giờ chỉ tìm cách làm giàu từ nỗi khổ của bệnh nhân chứ không thật sự chăm lo cho sức khỏe và mạng sống của con người. Họ tìm cách trì hoãn không công bố đại dịch để có lý do lấy tiền bệnh nhân. Còn công bố đại dịch thì luật quy định là thảm họa nhân đạo không được lấy tiền.
Một số người nước ngoài có dấu hiệu nhiễm bệnh, uống thuốc hạ sốt để lên được máy bay đến Việt Nam là xem như sống sót. Xuống máy bay được đưa vào khu cách ly, được ăn uống chữa trị miễn phí, và Việt Nam sẽ chữa lành.
Cả một hệ thống chính trị, xã hội, an ninh, y tế, quân đội của Việt Nam hoạt động nhịp nhàng đồng bộ để đánh dịch, như đánh giặc.
Sau trận dịch này, thế giới chắc hẳn phải tìm về Việt Nam học hỏi nhiều thứ, và phải học tinh thần xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, trong đó tính nhân đạo là cốt lõi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét