Trong chiến dịch CQ-88 (Chủ Quyền – 88), ngay từ đầu chủ trương của ta là chỉ sử dụng các lực lượng vận tải và công binh để thực hiện đóng quân bảo vệ chủ quyền, không để đối phương tạo cớ đánh chiếm toàn bộ quần đảo khi lực lượng của ta còn mỏng do đang căng mình trên toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc và Tây Nam.
Vì vậy, không quân tiêm kích ít khi hiện diện trên quần đảo Trường Sa. Thực hiện nhiệm vụ lúc này là các máy bay vận tải An-26 của Trung đoàn không quân 918.
Từ ngày 1/3 đếb 20/4/1988, Trung đoàn 918 thực hiện 10 chuyến bay ra Trường Sa quan sát chụp ảnh, thông báo tình hình đối phương trên biển về sở chỉ huy. Ngay sau trận đánh ngày 14/3, máy bay An-26 đã bay ra Cô Lin, Len Đao trinh sát trận địa trong 3 ngày liên tiếp, phía Trung Quốc cũng điều máy bay ngăn chặn.
Ngày 30/3, tư lệnh Quân chủng Không quân ra chỉ thị tăng cường bay huấn luyện trên biển xa cho Su-22M nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển. Ngày 24/4, quân chủng điều thêm 3 chiếc Su-22M từ Thọ Xuân vào Phan Rang. Cuối tháng 6, có thêm 10 chiếc Su-22M nữa vào Phan Rang.
Một tháng sau sự kiện ngày 14/3, biên đội gồm 35 lính công binh và 7 lính hải quân trang bị súng 12,7mm, DKZ… do Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chỉ huy đã xuất phát, quyết giành lại Len Đao và Gạc Ma. Trước khi đi, phía ta xác định có thể xảy ra chiến sự, lực lượng của ta mỏng, trong khi Trung Quốc trang bị tàu lớn, quân đông và cũng quyết liệt xâm chiếm đảo của ta.
Từ 2h sáng, Hải quân Việt Nam bí mật cho xuồng nhỏ vào thăm dò, rồi cho người tiếp cận Len Đao và Gạc Ma. Tuy nhiên, ta chỉ có thể cắm cờ lên đảo Len Đao. Tại Gạc Ma, Trung Quốc đã xây nhà cấp tốc và giăng lưới điện xung quanh đảo nên các chiến sĩ không tiếp cận được.
Đến sáng, tình huống trước lặp lại. Trung Quốc cho tàu áp sát uy hiếp, lần này nhiều hơn với 7 tàu chiến và vô số xuồng nhỏ vây quanh uy hiếp. Cán bộ chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam vẫn kiên quyết bám đảo dù lực lượng thua kém hơn rất nhiều. Hai bên liên tiếp phát loa khẳng định chủ quyền.
Lúc đó không khí căng như dây đàn, hai bên cùng chĩa súng vào nhau, sẵn sàng nhả đạn. Phía Trung Quốc nói đây là đảo thuộc chủ quyền của họ, yêu cầu Việt Nam tránh xa. Phía Việt Nam đáp lại: “Đây là chủ quyền của nước Việt Nam và chúng tôi đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng chủ quyền Việt Nam”.
Hai bên liên tục phát loa kêu gọi, tất cả đều sẵn sàng chiến đấu. Sau một hồi thì 7 tiêm kích bom Su-22M của Việt Nam bay từ đất liền ra quần thảo trên đầu tàu chiến Trung Quốc, ngay lập tức lực lượng Trung Quốc tản ra và công binh phía ta được yên ổn làm việc.
Trước đó, công binh đã được huấn luyện xây nhà cấp tốc trong đất liền. Một ngôi nhà kiên cố trung bình phải xây trong vài tháng, các anh được huấn luyện xây hoàn thiện trong hai tháng. Nhưng khi làm tại Len Đao, các anh phải làm nhanh hơn nữa, chỉ trong mười mấy ngày đã xây xong ngôi nhà tại đảo.
Bộ đội ta tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ xây dựng công sự và bảo vệ vững chắc đảo Cô Lin, Len Đao cho đến ngày hôm nay.
Tiêm kích bom Su-22M số hiệu 5831 trong ảnh chính là một trong các máy bay tham gia bảo vệ Trường Sa giai đoạn đó, từng được lái bởi các phi công Vũ Văn Kha, Lã Đại Phong, Phạm Như Xuân, Vũ Xuân Cương… Trong số này, phi công Vũ Xuân Cương là người đầu tiên cùng chuyên gia Liên Xô điều khiển Su-22M bay ra Trường Sa.
Quán bia tổng hợp
ComCom
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét