Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

Kẻ đ.ịch luôn hiện hữu ngoài Biển Đông hàng chục năm qua.

Xin chào các đồng chí và quý vị.
Trong những ngày tập trung chống dịch như chống giặc, chúng ta cũng không quên kẻ đ.ịch luôn hiện hữu ngoài Biển Đông suốt hàng chục năm qua, càng không thể quên trận đ.ánh đ.ẫ.m m.á.u vào ngày 14/3/1988 tại cụm đảo Cô Lin – Len Đao – Gạc Ma.
Ngày hôm đó, tàu chiến Trung Quốc n.ổ s.ú.n.g vào lực lượng công binh hải quân Việt Nam đang cắm cờ chủ quyền trên đá Gạc Ma, khiến 64 chiến sĩ h.i s.inh, 11 người b.ị th.ương, 9 người bị b.ắt và tàu vận tải HQ-604 bị chìm. Đá Gạc Ma sau đó bị Trung Quốc chiếm đóng cho tới nay.
Đây là đỉnh điểm trong chiến dịch triển khai đặt mốc chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa mang mật danh CQ-88 (Chủ Quyền – 88) được tiến hành từ đầu năm 1988.
Trước đây, thỏa thuận hòa bình và bình thường hóa quan hệ khiến cả Việt Nam và Trung Quốc đều hạn chế nhắc tới đ.ụ.ng đ.ộ tại Trường Sa nói riêng và các cuộc chiến tranh biên giới giai đoạn 1979-1991 nói chung.
Tới những năm 2010, khi mạng internet phát triển mạnh, tình hình địa chính trị thay đổi, thông tin về giai đoạn lịch sử đầy khốc liệt này dần được hé lộ. Ban đầu là thông qua các diễn đàn và tư liệu trên mạng, sau đó truyền thông chính thống bắt đầu khai thác mạnh về x.ung đ.ột biên giới Việt – Trung.
Hải chiến Trường Sa 1988 được đặc biệt chú ý do liên quan trực tiếp tới cuộc chiến chủ quyền chưa hề ngừng nghỉ trên Biển Đông, bên cạnh đó là hình ảnh “vòng tròn bất tử” do các chiến sĩ của tàu HQ-604 tạo lập trên đá Gạc Ma trước họng ph.áo k.ẻ t.h.ù.
Tuy nhiên, chính vì ấn tượng mạnh và xúc động như vậy mà phần lớn thông tin mọi người biết về CQ-88 đều chỉ giới hạn trong trận đánh tại Gạc Ma. Nhiều phương tiện truyền thông cũng chỉ xoáy vào trận Gạc Ma, mà gần như quên mất toàn bộ những đảo và đá khác. Điều này vô hình chung làm mất đi cái nhìn toàn cảnh về công cuộc gìn giữ chủ quyền của Việt Nam trên toàn bộ quần đảo Trường Sa kể từ năm 1975.
Tất nhiên đó là chủ đề tương đối rộng và liên quan tới hàng loạt nước trong khu vực, chứ không chỉ có Trung Quốc, nên ở đây chúng ta chỉ nói về trận đánh ngày 14/3/1988.
Trên thực tế, hôm đó xảy ra x.ung đ.ột v.ũ tr.ang trên cụm ba đá sát nhau gồm Gạc Ma – Cô Lin – Len Đao. Chúng ta chủ trương chỉ sử dụng các lực lượng vận tải và công binh để đóng quân bảo vệ chủ quyền, không gây x.ung đ.ột quá mức để Trung Quốc tạo cớ đánh chiếm toàn bộ quần đảo. Khi đó lực lượng của Việt Nam tại Trường Sa vẫn còn quá mỏng, khó có thể chống đỡ nếu Trung Quốc huy động toàn bộ Hạm đội Nam Hải tham chiến.
Do vậy, chúng ta chỉ triển khai lực lượng công binh trên tàu vận tải HQ-505 (Cô Lin), HQ-604 (Gạc Ma) và HQ-605 (Len Đao). Chỉ nhắc tới sự h.i si.nh của cán bộ chiến sĩ tàu HQ-604 tại Gạc Ma là sự bất công không nhỏ với những người trực tiếp chiến đấu tại Cô Lin và Len Đao, cũng như không quân tiêm kích và hậu cần kỹ thuật.
Tại Cô Lin, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ chủ động ra lệnh cho tàu HQ-505 ủi bãi ngay khi thấy HQ-604 bị chìm, đồng thời triển khai lực lượng tới cứu thủy thủ tàu HQ-604 ở Gạc Ma. Hành động này khiến HQ-505 không bị chìm xuống biển, ngăn Trung Quốc đổ quân đánh chiếm, bảo vệ chủ quyền trên đá này.
Ở Len Đao, tàu HQ-605 cũng bị b.ắ.n c.h.á.y và chìm sáng 15/3. Tàu hải quân Trung Quốc liên tục tìm cách ngăn cản lực lượng ta trở lại cắm mốc chủ quyền. Không quân Nhân dân Việt Nam lập tức tổ chức hàng loạt chuyến bay của tiêm kích b.o.m Su-22M ra Trường Sa để gây áp lực với tàu chiến Trung Quốc.
Việc đưa Su-22M tới Trường Sa cũng đòi hỏi sự chuẩn bị rất kỹ càng, vì thời đó chưa có các hệ thống dẫn đường hiện đại như ngày nay. Máy bay từ Thanh Hóa phải đưa vào miền Nam trước cả tháng, việc bay ra đảo cần tính toán tỉ mỉ để mang đủ nhiên liệu và cơ số đ.ạ.n chiến đấu.
Hàng loạt chuyến bay không nghỉ của Su-22M đã ngăn Trung Quốc đổ quân chiếm Len Đao, tạo điều kiện để công binh hải quân cắm mốc chủ quyền và xây dựng nhà tạm.
Chúng ta không có tàu to p.háo lớn điều khiển bằng radar, chúng ta chỉ có tàu vận tải và v.ũ k.h.í bộ binh hạng nhẹ. Đối thủ không phải những con tàu phóng lôi nhỏ bé mà là tàu chiến trang bị ph.áo hạm 100mm và ph.áo phòng không tự động 37mm.
Nhưng các cán bộ chiến sĩ của chúng ta vẫn quyết chiến đấu tới hơi thở cuối cùng, chứ không tự b.ắ.n chìm tàu của nhau rồi chạy tuốt sang Philippines, hay giơ tay đầu hàng và để k.ẻ t.h.ù chiếm sạch cả một quần đảo.
Chúng ta chỉ có hai trung đoàn với 20 tiêm kích b.o.m Su-22M, các biên đội phải bay đến hơn 600km để ra Trường Sa răn đe tàu chiến Trung Quốc. Điều đó khác hẳn với cuộc chiến năm 1974 khi 5 phi đoàn với 120 tiêm kích F-5, 150 phi công hừng hực khí thế cùng kế hoạch “chắc thắng 100%” phải nằm án binh bất động do… Mỹ không cho đánh.
Nói vậy để hiểu rằng chúng ta luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền quốc gia, dù trang bị kh.í t.ài quá thua kém so với k.ẻ th.ù hùng mạnh. Chúng ta chủ trương không n.ổ s.ú.n.g TRƯỚC để k.ẻ t.h.ù không có cớ leo thang nhằm chiếm trọn Trường Sa, chứ không phải nhận lệnh “không được n.ổ s.ú.n.g” như cái loại tướng bảo tàng phát biểu bố láo.
Cụm Gạc Ma – Cô Lin – Len Đao là không thể tách rời. Chúng ta mất Gạc Ma, nhưng vẫn giữ vững chủ quyền với hai vị trí chiến lược còn lại là Cô Lin và Len Đao cho tới ngày nay, bất chấp sự đe dọa không ngừng nghỉ của Trung Quốc.
Vì vậy, khi tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Gạc Ma, xin đừng quên những cán bộ chiến sĩ đã chiến đấu dũng cảm tại Cô Lin và Len Đao, những phi công can đảm bay hàng trăm km từ đất liền ra Len Đao để răn đe tàu chiến Trung Quốc, những cán bộ kỹ thuật đã chuẩn bị cho chuyến bay an toàn của Su-22M và rất nhiều người đã góp công trong CQ-88.
Một số tin đồn cho rằng luôn có những nòng p.h.áo, sau này là tên lửa dẫn đường chĩa về phía các vị trí trọng yếu tại đá Gạc Ma, sẵn sàng tr.ả t.h.ù cho 64 chiến sĩ đã h.i s.i.n.h năm đó. Tất nhiên đây chỉ là tin đồn, không ai kiểm chứng và cũng chẳng ai bác bỏ.
Cuối cùng, điều quan trọng chúng ta cần nhớ là Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến giải phóng người dân Campuchia khỏi t.h.ả.m h.ọ.a d.i.ệ.t c.h.ủ.n.g Khmer Đỏ.
Xin cám ơn các đồng chí và quý vị đã theo dõi. Xin hẹn gặp lại trong các bài viết sau.
Ký tên cộp dấu
Ft

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét