Dịch Covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới. Số ca nhiễm mới, số ca tử vong vẫn tăng lên hàng ngày, đặc biệt là tại một số nước như Ý, Anh, Pháp và ngay cả cường quốc số 1 Hoa Kỳ.
Việt Nam cũng nằm trong tác động chung đó của đại dịch tuy nhiên có thể khẳng định cho đến nay dịch bệnh tại Việt Nam vẫn đang được kiểm soát tốt. Việc kiểm soát dịch bệnh ở Việt Nam gắn liền với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ với sự chung tay, góp sức của toàn dân.
Chúng ta phấn khởi, tự hào trước tinh thần Việt Nam, trước sự đoàn kết, nhân văn của người Việt Nam. Ấy thế nhưng, bên cạnh đó, hiện nay trong công cuộc chống dịch cũng có nhiều kẻ cơ hội chính trị, lợi dụng chuyện chống dịch của Việt nam để xuyên tạc, đơm đặt đủ điều hòng gây rối loạn nhân tâm, trục lợi chính trị.
Mấy ngày gần đây thấy xuất hiện trên mạng một số tiếng nói theo kiểu đá đểu rằng trong khi Chính phủ nói chung, thủ tướng Phúc, phó thủ tướng Đam nói riêng gồng mình chống dịch thì không thấy tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xuất hiện chống dịch, từ đó quy kết bác Trọng là vô lương tâm, thiếu trách nhiệm với đất nước, là quan liêu, xa dân.
Thậm chí có một số kẻ thối mồm hơn còn xuyên tạc “hay là bác Trọng nằm ốm liệt giường” rồi… nên không thấy trực tiếp xuất hiện chỉ đạo chống dịch.
Ở đây cần thấy rất rõ một điều rằng, việc chỉ đạo chống dịch thuộc về nhánh Hành pháp. Đây là sự phân công của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, tức nó gắn với vai trò của thủ tướng Chính phủ. Do đó rất dễ hiểu khi chúng ta thấy xông pha tuyến đấu chống dịch là thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc, là phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
Còn tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đương nhiên bác Trọng không thể trực tiếp xuất hiện chỉ đạo chống dịch bởi đã phân quyền, phân công nhiệm vụ rồi. Chả nhẽ bây giờ bác Phúc chỉ đạo một đường, sau đó bác Trọng lại chỉ đạo khác thì hệ thống chính trị làm sao vận hành được.
Lại nữa nếu bác Trọng trực tiếp xuất hiện chỉ đạo chống dịch, thế nào cũng lại có đứa thối mồm cho rằng Đảng bao biện, làm thay Chính phủ. Dù không trực tiếp xuất hiện chỉ đạo chống dịch nhưng bác Trọng, Đảng vẫn chỉ đạo chống dịch qua các đường hướng trong các chỉ thị, kết luận của ban bí thư liên quan vấn đề dịch bệnh.
Tóm lại, đó chính là nguyên nhân ở nhận thức đơn giản về quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng với sự quản lý của Nhà nước. Nhận thức giản đơn này thể hiện ở ba điểm sau:
Thứ nhất, không phân biệt rõ phương thức lãnh đạo của Đảng với phương thức quản lý của Nhà nước (đồng nhất chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng quản lý của Nhà nước, đồng nhất chủ trương của Đảng với pháp luật của Nhà nước). Xét về nội dung, mọi quy định pháp luật do Nhà nước ban hành đều là cụ thể hóa chủ trương của Đảng. Nếu Đảng không đồng ý một quy định pháp luật nào đó thì quy định pháp luật ấy không thể được Nhà nước thông qua.
Vì thế, thành công của Nhà nước cũng là thành công của Đảng; khuyết điểm của Nhà nước cũng là khuyết điểm của Đảng. Tuy vậy, phương thức lãnh đạo của Đảng khác với phương thức quản lý của Nhà nước. Chủ thể ra quyết định quản lý là các cơ quan của Nhà nước. Chủ thể ra quyết định lãnh đạo là các cơ quan của Đảng. Đối tượng thực hiện quyết định quản lý của Nhà nước là công dân.
Đối tượng thực hiện quyết định lãnh đạo của Đảng là đảng viên. Cách thức tổ chức thực hiện quyết định quản lý của Nhà nước là bắt buộc công dân. Cách thức tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo của Đảng là thuyết phục (không cưỡng bức) đảng viên (vì đảng viên tự nguyện thực hiện quyết định lãnh đạo của Đảng, nếu đảng viên nào không thực hiện quyết định lãnh đạo của Đảng thì đảng viên đó sẽ bị Đảng kỷ luật với hình thức cao nhất là khai trừ khỏi Đảng).
Thứ hai, đồng nhất quyết định của Đảng với quyết định của Nhà nước, từ đó áp dụng quyết định của Đảng cho mọi công dân ngay cả khi nó chưa được cơ quan Nhà nước thảo luận và thông qua để trở thành pháp luật. Dù cho quyết định của Đảng sớm hay muộn cũng sẽ được cơ quan nhà nước thảo luận và thông qua thành pháp luật của Nhà nước, nhưng khi quyết định của Đảng chưa được cơ quan nhà nước thảo luận và thông qua thì các công dân không phải đảng viên không có trách nhiệm thực hiện quyết định của Đảng.
Thứ ba, đề cao vai trò và quyền lực của chức danh lãnh đạo Đảng các cấp hơn vai trò và quyền lực của chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước cấp tương ứng (trong việc giải quyết các vấn đề của xã hội). Xét về lý thuyết, một đảng viên (dù đó là đảng viên giữ chức vụ cao trong Đảng) nếu không kiêm một chức vụ nào trong cơ quan nhà nước thì không có trách nhiệm giải quyết trực tiếp các công việc thuộc thẩm quyền của cơ quan Nhà nước (cán bộ Đảng có thể giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước một cách gián tiếp thông qua đảng viên trong cơ quan nhà nước).
Tuy nhiên, một số người lại đề cao vai trò và quyền lực của chức danh lãnh đạo Đảng các cấp hơn vai trò và quyền lực của chức danh quản lý cơ quan nhà nước cấp tương ứng. Đối với một số việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước nhưng khi cần chỉ đạo giải quyết thì họ lại xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của bí thư cấp ủy, chứ không cần xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của chính quyền.
Thế nên không có gì gọi là bất thường, thiếu trách nhiệm ở đây cả. Chỉ có những kẻ thối mồm mới nghĩ ra được những chuyện đó mà thôi.
Lão Chăn Bò
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét