Thế hệ tướng lĩnh do chính tay Hồ Chủ Tịch đào tạo, nhắc đến những vị tướng lĩnh ” văn võ song toàn” không thế nào không nhắc tới Đại Tướng Lê Trọng Tấn , một trong những dũng tướng của quân đội nhân dân Việt Nam. Một trong những vị sư trưởng lỗi lạc đầu tiên của quân đội, mà khi nhắc tới tài năng của họ đã đi vào huyền thoại . Nhất Tấn Nhì An Tam Đan Tứ Chơn.(Những sư trưởng đánh trận nỗi tiếng nhất của quân đội nhân dân Việt Nam).
Những vị tướng chưa thua trận đánh nào, hầu như nơi đâu có chiến mặt những vị tướng này đều có đánh lớn. Trong đó phải kể đến tướng Tấn. Linh Hồn của các trận đánh quyết định. Tiếc rằng ông đã không làm tới chức vụ cao nhất, khi đại hội sắp diễn ra ông đột ngột từ trần. Lê Trọng Tấn được coi là một trong những tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Ông luôn được tin cậy giao các nhiệm vụ hệ trọng trên chiến trường, là Tư lệnh của các chiến dịch lớn nhất, Trong chiến tranh chống pháp tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Việt Bắc, Sông Thao, Biên giới, Trung du, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào và Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
Trong chiến tranh chống mỹ tên tuổi ông gắn liền với những chiến dịch như Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Bàng-Dầu Tiếng, Đường 9 Nam Lào, Trị Thiên 1972… Ông nổi tiếng là con người tài năng, cương trực, quyết đoán, “trí-dũng-nhân-chính-liêm-trung” Ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi là “người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc, người bạn chiến đấu chí thiết”
Năm 1954 tại chiến dịch Điện Biên Phủ, ông là đại đoàn trưởng đại đoàn 312 chỉ huy đánh trận mở màn vào cứ điểm Him Lam. Ngày 7/5/1954, Từ hướng đông, cánh quân của ông đánh thẳng vào sở chỉ huy bắt sống tướng Đờ Cát kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp. 21 năm sau, tại chiến dịch Hồ Chí Minh, ông là tư lệnh cánh quân phía đông. Cánh quân của ông của ông cũng đánh trận mở màn cũng Từ hướng đông, các cánh quân của ông đã đánh thẳng vào cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn tại dinh độc lập, buộc tổng thống ngụy quyền phải đầu hàng vô điều kiện kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ .
Cả cuộc đời của ông gắn liền với chiến trận, với cuộc chiến trường kì đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Ngoài 70 tuổi ông vẫn khoác áo ra trận. Tướng Giáp từng nói ” Nơi đâu có mặt cậu Tấn là yên tâm tới 50% ” Vị tướng có thế xoay chuyển cục diện chiến trường có lợi cho phía ta. Ông được bạn bè các nước anh em phong cho là “Zukov của Việt Nam” Trong chiến dịch Hồ Chí Minh cánh quân của ông đã đập tan cánh cửa Đà Nẵng mở đường cho đại quân ta tiến vào trong ba ngày, trong khi đó ngụy quyền nơi đây còn hơn 100 ngàn quân.
70 tuổi lúc đó đã là tổng tham mưu trưởng ông vẫn đích thân ra thị sát chiến trường biên giới, Có người còn bảo ” Hình như ông sinh ra giành cho các trận đánh” .
Trong một trận đánh bảo vệ biên giới, ta không thành công. Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nhiều ý kiến và phê phán khá gay gắt về trận đánh này. Thủ tướng chất vấn: “Trách nhiệm này thuộc về ai?”. Dù không chỉ huy trực tiếp nhưng trước thất bại của trận đánh và sự hy sinh của chiến sĩ, Đại tướng Lê Trọng Tấn vẫn đứng lên trả lời: “Thưa anh, trách nhiệm thuộc về tôi – Tổng tham mưu trưởng”. Một hành động, một tấm gương của một vị tướng dày dạn trận mạc, lừng lẫy chiến công nhưng sẵn sàng dám chịu trách nhiệm, nhận lỗi cho cấp dưới khiến mọi người càng tin yêu, khâm phục.
Ngày 5-12-1986, đại tướng Lê Trọng Tấn đột ngột qua đời để lại sự bàng hoàng tiếc thương cho toàn quân toàn dân. Từ lúc ra đi đánh giặc đến lúc rời cõi tạm, bản thân ông vẫn chưa hề có một căn nhà riêng, NSND Tào Mạt khóc ông
“Anh Tấn ơi! Ngơ ngác khắp quân doanh
Sáng họp… tối đi… sao vội thế anh?
Đại hội chưa xong anh lên đường
Như xưa kia Bác Hồ điện gấp
Vẫn như ngày nào suốt đời cập rập
Chơ vơ dưới cửa ba nghìn khách
Lạnh lẽo trong lòng chục vạn binh
Sáng như trời sang xuân
Tối như mùa đổi tiết…”.
Linh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét