Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

HIỆP ĐỊNH GENEVE, AI CÓ LỖI?

 Hiệp định Geneve là một hiệp ước để đàm bảo hòa bình và thống nhất cho Việt Nam cũng như các nước Đông Dương khác (Lào, Campuchia). Tuy nhiên, diễn biến sau hiệp định là Việt Nam bị chia cắt và chìm vào chiến tranh suốt hơn 20 năm trời. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới bi kịch trên, ai là kẻ có lỗi?

1. Hoa Kỳ
Điều 16 Hiệp định Geneve: “Với tác dụng từ ngày bắt đầu có hiệu lực của bản hiệp định hiện thời, việc đưa vào Việt Nam thuộc sự tiếp viện quân đội nào đó và sự tăng thêm nhân viên quân sự thì bị ngăn cấm.” [1]
Các nội dung tiếp theo của điều 16 nói về điều kiện bổ sung quân đội nước ngoài vào Việt Nam, đó là phải đảm bảo “tính luân phiên”, tức thêm bao nhiêu nhân viên quân sự mới thì phải bớt tối thiểu từng đó nhân viên quân sự cũ đi. Nói cách khác, TỔNG SỐ QUÂN ĐỘI NƯỚC NGOÀI CHỈ ĐƯỢC GIẢM, KHÔNG TĂNG. [1]
Tính tới 1955, Hoa Kỳ đang có 342 nhân viên quân sự thuộc Phái bộ Cố vấn Viện trợ Quân sự Mỹ ở Đông Dương (MAAG), được thành lập từ năm 1950. [2] Hoa Kỳ đã lách luật bằng cách lập thêm Cơ quan Lâm thời Thu hồi Quân dụng Mỹ (TERM) vào năm 1956, qua đó chính thức hợp thức hóa việc tăng trần số lượng nhân viên quân sự tại Việt Nam từ 342 lên 685 vào năm 1960 [2] Tuy nhiên, CÁC GIỚI HẠN TRÊN ĐỀU BỊ MỸ VI PHẠM:
- Tính tới 1959, Hoa Kỳ có 736 nhân viên quân sự so với giới hạn 342, bao gồm 342 người của MAGG (hợp pháp), 350 của TERM (chưa được chính thức hóa) và một số nhân viên quân sự trá hình trong các tổ chức khác.[2]
- Tới 1961, con số nhân viên quân sự Mỹ đã lên tới hơn 900 người so với giới hạn 685.[2]
Dù Mỹ không kí Hiệp định Geneve, nhưng quy định của điều 16 áp dụng cho mọi đơn vị quân sự nước ngoài, bao gồm cả quân đội Mỹ. Chính Mỹ đã cam kết tại Hội nghị Geneve sẽ kiềm chế, không cản trở các bên thực thi, tuy nhiên hành động lại tăng cường nhân viên quân sự ở miền nam Việt Nam.
Tới thời điểm 1964, sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Hoa Kỳ trực tiếp tham chiến tại Việt Nam. Phía Mỹ lập luận rằng Bắc Việt đã vi phạm trước khi công khai xâm lược VNCH, và Mỹ được quyền bảo vệ [3] Khoan nói đến việc Bắc Việt có vi phạm Geneve hay không, cho dù Bắc Việt có vi phạm, phía Hoa Kỳ vẫn sai:
- Điều 51 Hiến chương Liên Hợp quốc cho phép sử dụng bạo lực để phòng vệ trước khi có phán quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tình huống nguy cấp [4]. Tuy nhiên, sự viện trợ từng bước của Bắc Việt KHÔNG THỂ COI LÀ TÌNH HUỐNG NGUY CẤP, và GIỚI HẠN CỦA PHÒNG VỆ CHỈ CÓ THỂ TƯƠNG ĐƯƠNG bên tấn công, chứ không phải ném bom ồ ạt ra miền Bắc như Hoa Kỳ đã làm. [3]
- Điều IV, Hiệp ước Manila cho phép Hoa Kỳ bảo vệ các thành viên của SEATO khỏi bị tấn công [5]. Tuy nhiên VNCH không phải thành viên của SEATO, và SEATO thậm chí chỉ có vỏn vẹn 2 nước Đông Nam Á. Ngay cả khi SEATO thực sự hợp pháp, VIỆC TẤN CÔNG VẪN PHẢI ĐƯỢC LIÊN HỢP QUỐC THÔNG QUA. [3]
- Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ cho phép Tổng thống được phê chuẩn ngân sách chiến tranh Việt Nam [6]. Tuy nhiên VIỆC TUYÊN CHIẾN VẪN PHẢI THỐNG QUA QUỐC HỘI, điều mà Tổng thống Mỹ đã không làm. Trong lịch sử, mặc dù các Tổng thống Hoa Kỳ đã từng ra lệnh cho quân đội tham chiến tại nước ngoài mà chưa cần Quốc hội “tuyên chiến”, nhưng đó đều là những xung đột nhỏ, trong khi chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất Mỹ tham gia kể từ Thế chiến II. [3]
Kết luận: Như vậy, Mỹ đã vi phạm điều 16, Hiệp định Geneve khi tăng cường số lượng nhân viên quân sự (cả công khai lách luật, lẫn lén lút). Mỹ tiếp tục vi phạm khi tham chiến, tấn công ồ ạt Việt Nam bằng cách đổ tội Bắc Việt phạm lỗi trước và cố tình diễn giải sai các quy định cho phép Mỹ tham chiến tại nước ngoài.
2. Việt Nam Cộng hòa
Điều 14, khoản c, Hiệp định Geneve: “Mỗi miền đảm trách sự tự kiềm chế khỏi sự trả thù nào đó hay sự phân biệt đối xử chống lại những người hay tổ chức theo phần hành thuộc phạm vi hoạt động trong suốt cảnh huống chiến tranh và bảo đảm quyền tự do dân chủ của họ.”[1]
Thực tế, Việt Nam Cộng hòa đã thực hiện việc trả thù những người cộng sản, những người kháng chiến cũ, thể hiện qua điều 7, Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa, ĐẶT CỘNG SẢN NGOÀI VÒNG PHÁP LUẬT, Dụ số 47 ngày 21 – 8 – 1956 quy định về “tội cộng sản” [8] và Luật 10/59 về việc tử hình, chung thân những hành vi vi phạm [9] (mà theo điều 11 luật này, “tội cộng sản” từ Dụ số 47 cũng phải chịu chung mức án).
Về việc Tổng tuyển cử thống nhất hai miền theo điều 14 của Hiệp định Geneve [1] và thời hạn Tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1956 theo điều 7 bản Tuyên bố chung [1], Việt Nam Cộng hòa lập luận họ không kí Hiệp định Geneve, càng không tham gia Tuyên bố chung nên được phép từ chối Tổng tuyển cử. Tuy nhiên, đây là điều Việt Nam Cộng hòa đã vi phạm vì:
- Tuyên bố chung đã được các bên biểu quyết bằng hình thức giơ tay. [10] Ngày nay Liên Hợp Quốc vẫn biểu quyết giơ tay tại Đại Hội đồng và Hội đồng Bảo an, nhưng vẫn có giá trị pháp lý.
- Việt Nam Cộng hòa là thể chế thay thế Quốc gia Việt Nam. Theo điều 12, Hiệp ước Elysee [11], công việc ngoại giao của Quốc gia Việt Nam hoàn toàn do Pháp thực hiện, Quốc gia Việt Nam chỉ được “nghe truyền đạt”.
- Ngay cả khi chối bỏ nguồn gốc Quốc gia Việt Nam, với việc thừa hưởng một vùng lãnh thổ do Hiệp định Geneve quy định, nếu không chấp hành, Bắc Việt có quyền từ bỏ cam kết ngừng bắn và khởi động chiến tranh thống nhất.
Kết luận: VNCH đã từ chối Tổng tuyển cử, không chỉ đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, mà còn vi phạm Hiệp định Geneve (VNCH công khai chối bỏ Hiệp định thì cũng không được phép thừa hưởng những quy định trong Hiệp định). Việc đàn áp mạnh tay những người kháng chiến cũ càng đẩy họ ra xa khỏi sự bảo vệ của Hiệp định Geneve. Chỉ có “ô dù” của Mỹ mới giúp họ thoải mái vi phạm Hiệp định mà không bị trừng phạt.
3. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Việc Việt Minh ở lại miền Nam không phải vi phạm hiệp định, bởi không có một quy định nào buộc những người kháng chiến đã bỏ súng vẫn phải về Bắc, họ được quyền tự do chọn đi hay ở miền chấp hành cam kết ngừng bắn. Ngay cả khi họ đi ngược lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa, trung thành với miền Bắc, đấu tranh chính trị, thậm chí nghe lệnh từ Hà Nội, miễn họ không tái khởi động chiến tranh tức họ không vi phạm. [1]
Đây không phải lách luật, thực tế lực lượng kháng chiến miền Nam đã TỪ BỎ ĐẤU TRANH QUÂN SỰ, có súng chôn súng. Họ đã chịu nhiều thiệt hại từ sự đàn áp mạnh tay của chính quyền Ngô Đình Diệm. [8] Những hành vi bạo lực nếu có, chỉ là các hành vi tự phát, lẻ tẻ, không đủ để VNCH phát động một chiến dịch đàn áp lớn sau luật 10/59, trong khi VNCH đã đặt “cộng sản” ra khỏi vòng pháp luật từ Hiến pháp năm 1956.
Việc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tái khởi động đấu tranh vũ trang vào năm 1960 không phải vi phạm Hiệp định. Bởi đó là hệ quả của sự vi phạm trắng trợn từ phía Mỹ và VNCH, khi sử dụng bạo lực để đàn áp Việt Minh. KHI MỘT BÊN CỐ TÌNH DÙNG VŨ LỰC ĐỂ PHÁ BỎ HIỆP ĐỊNH, BÊN CÒN LẠI CÓ QUYỀN DÙNG VŨ LỰC ĐỂ BUỘC ĐỐI THỦ CHẤP HÀNH LUẬT CHƠI, đây là nguyên tắc Mỹ dùng để bao biện cho hành vi can thiệp Việt Nam [3] thì họ không có quyền phê phán MTDTGPMNVN phản kháng.
4. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Phía Hoa Kỳ tố cáo VNDCCH vi phạm Hiệp định Geneve khi đã can thiệp vào miền Nam Việt Nam, một vùng lãnh thổ được Hiệp định Geneve bảo vệ. Giáo sư Norton Moore còn diễn giải vĩ tuyến 17 là “biên giới” giữa hai nước VNDCCH và VNCH, và Bắc Việt đã “xâm lược” Nam Việt. [3]
Ngay chính giới luật gia Mỹ cũng phản đối sự tố cáo này, bởi:
- Hiệp định Geneve không hề quy định Việt Nam bị chia cắt thành hai quôc gia, không quy định vĩ tuyến 17 là biên giới, Tuyên bố chung cũng tái khẳng định điều này [1].
- Do đó, sự can thiệp quân sự của Bắc Việt vào Nam Việt là chuyện nội bộ của Việt Nam, không “gây nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế” như Mỹ tố cáo [3].
- Với keyword “nước Việt Nam là một” Bắc Việt hoàn toàn có quyền sử dụng bạo lực để thống nhất đất nước. Các luật gia Mỹ đã lấy ngay tính chính nghĩa của Lincoln trong nội chiến Mỹ áp vào trường hợp này. [3]
- Khi tiến vào Nam, các lực lượng Bắc Việt đều từ bỏ danh nghĩa chiến đấu cho miền Bắc, tham gia MTDTGPMNVN về chính trị và QGPMNVN về quân sự. Hiệp định Geneve không cấm các tổ chức chính trị, quân sự mới nổi lên tại cả hai miền Nam, Bắc. [1]
- Ngay chính VNCH cũng không thiếu tư tưởng thống nhất, thậm chí Bắc tiến, được phát biểu ở cả những nhân vật cấp cao như Tổng thống Diệm. [12]
5. Tổng kết
Nhờ ưu thế tuyệt đối về kinh tế, quân sự, truyền thông, phía Mỹ và VNCH đã vi phạm trắng trợn Hiệp định Geneve. Chỉ tới khi bị đánh những đòn đau, siêu cường số 1 thế giới mới phải thừa nhận giấy trắng mực đen trên Hiệp định Paris rằng NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, NƯỚC NGOÀI KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CAN THIỆP. Đó là thắng lợi vĩ đại của lực lượng ngoại giao Việt Nam, được xây dựng từ những chiến công hiển hách, những đau thương mất mát của biết bao con người.
VNW

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét