Cả dân tộc Việt Nam hát mãi khúc khải hoàn ca thống nhất non sông thì một bộ phận nhân sĩ, trí thức "ăn cơm cửa Phật đốt râu thầy chùa" lại rêu rao về sự “hùng mạnh, giàu có của Việt Nam Cộng hòa” (ngụy quyền Sài Gòn). Vậy nó "hùng mạnh" như thế nào???
Theo các số liệu báo chí quốc tế chứng minh thì Mỹ từng rót vào miền Nam khoảng hơn 160 tỷ USD (khoảng hơn 1.000 tỷ USD theo thời giá hiện nay). Thế nhưng, thu nhập quốc dân của ngụy quyền Sài Gòn chưa bao giờ vượt quá hai tỷ USD/năm và 65% hàng hóa tiêu dùng đều sử dụng ngân sách viện trợ của Mỹ.
Chỉ tính trong năm 1974 (Sau khi Hiệp định Paris ký kết) theo ước tính, Mỹ đã viện trợ quân sự ngầm cho ngụy quyền Sài Gòn là 1,7 tỷ USD. Cùng năm đó, Mỹ còn dành riêng 657 triệu USD viện trợ kinh tế cho ngụy quyền Sài Gòn nhằm cứu vãn những nước cờ "đi đêm" đường mật mà Trung Quốc đã hứa với Mỹ năm 1972 là sẽ giữ lại miền Nam cho Mỹ thay vì Mỹ làm ngơ cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Tuy nhiên, tất cả đều đổ vỡ và khi Mỹ thắt chặt yết hầu của Thiệu thì một chế độ bù nhìn hiện ra rõ nét.
Tính đến tháng 9/1973, ở miền Nam có hai triệu người thất nghiệp, 50% số này sống ở Sài Gòn. Số người ăn xin tăng gấp hai lần, lạm phát gia tăng với tốc độ chóng mặt khiến nền kinh tế ngụy ngày càng suy sụp, khốn đốn.
Để tìm cách cứu vớt, ngụy quyền Sài Gòn đã phải đặt ra nhiều thứ thuế nhằm tăng thu ngân sách, nhưng không thể nào cứu vãn nổi bởi tư duy ăn bám đã hằn sâu như vết xích xa lộ không thể nào xóa bỏ. Và lúc đó, buộc Thiệu phải thốt lên rằng: "Nếu người Mỹ không viện trợ, thì không phải một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ chúng tôi sẽ rời khỏi Sài Gòn".
Thế đấy! Tất cả những gì Thiệu nói y như lời khẳng định của Thượng nghị sĩ J.F Kennedy (J.F Ken-nơ-đi, sau này là Tổng thống Mỹ) năm1956 từng nói: “Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta chủ tọa lúc nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó… Đó là con cái của chúng ta - chúng ta không thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới các nhu cầu của nó!”
Một sự thật đáng thương và một sự sỉ vả tội nghiệp
(Tổng hợp và trích một số tư liệu trong cuốn sách "Vietnam, the ten thousand day war"- Việt Nam, cuộc chiến mười nghìn ngày, xuất bản tại London năm 1982 của tác giả M.McLear)
#Lão nông tri điền Phạm Huy Đức
P/s: Con cái của nhân vật chính trong bức ảnh này còn sống không nhỉ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét