Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2020

VỀ VIỆC ANH CHUNG CON BỊ ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ

 Anh Chung "con" bạn Cụ bị đề nghị truy tố về tội danh "chiếm đoạt bí mật Nhà nước". Chuyện gì phải đến rồi thì cũng sẽ đến thôi, mà nó sớm ra ngô ra khoai thì càng đỡ phải kéo dài lê thê cái chuỗi ngày u u minh minh ấy...

Có điều Cụ phải thông não với anh em vẫn đang cố tình lèo lái hoặc ngu dốt mà rêu rao rằng anh Chung đánh cắp tài liệu bí mật Nhà nước để chuyển giao hay bán cho nước ngoài, thậm chí nhiều lũ thối mồm còn gán thẳng rằng ảnh bán tài liệu cho Tàu. Cụ bảo: đéo phải cứ chiếm đoạt bí mật nhà nước là mặc nhiên chuyển cho nước ngoài đâu lũ ngu học ạ. Tổ sư chúng mài, nếu lấy tài liệu bí mật mà chuyển cho nước ngoài thì người ta sẽ truy tố về tội gián điệp, luật Hình sự quy định rất rõ ràng và tách bạch rồi, nghe chửa? Vụ nài, anh Chung và những người có liên quan (cùng bị bắt và đang được đề nghị truy tố) là lấy tài liệu về hoạt động điều tra, xử lý các vụ có liên quan đến anh và người thân mà cơ quan điều tra đang thụ lý như tướng Xô Chánh Văn phòng Bộ Công an đã nói. Mục đích lấy làm gì thì chỉ có ảnh và cơ quan điều tra bây giờ mới biết, dưng mà Cụ đoán là cũng chỉ để biết xem người ta đã điều tra đến đâu, quan điểm xử lý thế nào đặng mà "tính nước" xem có "làm gì" được hay không thôi chứ bán chác mẹ gì tài liệu ấy.
Cố tình gán ghép yếu tố Trung Quốc vào để làm cái đéo gì khi mà dân trí bây giờ có phải dễ dắt mũi như xưa đâu!
Ps: Cụ tuổi này rồi, không thi huê hậu hay nam vương gì nên chả lo bóc phốt câu từ này nọ. Hehe...
Cụ cam
Hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản




KHI VIỆT TÂN CAY CÚ

 Từ trước đến nay, Fb được biết đến là “thiên đường” cho anh em “dân chủ” thực hiện ý đồ chống phá Đảng, Nhà nước, với nhan nhản các trang fanpage, trang cá nhân được lập ra để gây nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng. Facebook cũng như anh Mark xoăn lúc đó được anh em dân chủ tôn vinh như Thánh, cứu rỗi nhân quyền của người dân Việt Nam.

Nhưng khi Luật An ninh mạng ra đời, với các hoạt động siết chặt quản lý nội dung thông tin trên Fb của cơ quan chức năng, bắt buộc đại diện Fb ở khu vực ĐNA kiểm duyệt thông tin, ngăn chặn thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật, có vẻ như, mối quan hệ giữa anh em dân chủ với Mark bớt tốt đẹp đi nhiều. Bằng chứng là nhiều trang phản động lớn, điển hình như Việt Tân đã công khai chỉ trích chính sách của Fb đến mức cho anh Mark “vì tiền có thể bán cả nhân cách của con người”, vì tiền hủy hoại những giá trị đạo đức do chính mình vun đắp.
Nghe có vẻ cay cú lắm. Có điều, Việt Tân có đóng trụ sở ở Mỹ, nhiều năm ở với người Mỹ mà có vẻ không hiểu người Mỹ lắm nhỉ. Đó là tinh thần thực dụng, nó không cần biết giá trị đạo đức rồi nhân quyền gì cả, vấn đề quan tâm lớn nhất của Fb hay bất cứ công ty nào khác đó là LỢI NHUẬN. Việt Tân liệu 1 năm đóng góp Fb được bao nhiêu tiền, có bằng thị trường 65 triệu tài khoản ở Việt Nam trị giá 200 triệu USD hay không. Chắc chắn là không, vậy thì tại sao Fb lại phải vì một vài kẻ thiểu số lại hi sinh lợi ích của mình. Dù có bị điều trần hay phản đối thế nào thì vấn đề lợi ích kinh tế luôn là vấn đề số 1 mà Fb quan tâm, dù slogan của công ty này là gì đi nữa.
Cay thì tìm nước mà uống, còn gì nữa mà khóc với sầu!
LDA


VƯỜN NÀO CŨNG CÓ SÂU VÀ ÔNG CHÍNH LÀ SÂU CHÚA, THƯA ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG!

 Trong tuần, dư luận xôn xao với phát ngôn của ông Lưu Bình Nhưỡng, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre. Ông Nhưỡng cho rằng: "Các ông Tướng ta bị xử lý chắc hẳn đều khẳng định học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ". Xin có đôi lời trao đổi thế này:

Thứ Nhất, Cần phải khẳng định rõ ràng là Đảng, nhà nước ta luôn quan tâm, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, trên cơ sở đó có những phân tích, đánh giá và đề ra Chủ trương, chính sách phù hợp. Đó gọi là ý Đảng lòng dân và lòng dân ý Đảng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, đã nảy sinh nhiều biến tướng, một số cán bộ, Đảng viên đã vi phạm những điều Đảng viên không được làm, thậm chí có nhiều Đảng viên cao cấp vi phạm pháp luật, bị khởi tố và nhận những bản án thích đáng. Đảng không của riêng ai, vậy nên muốn vững mạnh thì cần phải gạn đục khơi trong, chấp nhận đau để cắt bỏ ung nhọt kiểu Bác Hồ xử tử Trần Dụ Châu hay xa hơn là chuyện Lê Thánh Tông chém gian thần đục khoét ngân khố quốc gia thời nhà Lê. Đó là việc làm kịp thời, được nhân dân ủng hộ. Vườn nào cũng có sâu, vậy nên phải dùng thuốc đủ mạnh để triệt sâu, bảo vệ vườn. Ông Lưu Bình Nhưỡng đừng có mượn chuyện này để bôi nhọ và công kích Đảng, nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những hiện tượng, không thể dùng nó để quy chụp và đá đểu chế độ này.
Thứ Hai, ông Lưu Bình Nhưỡng là Đại biểu của tỉnh Bến Tre, thế nhưng hầu như toàn bộ nhiệm kỳ này, ông không hề có ý kiến nào thể hiện cho tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân Bến Tre. Tôi chỉ thấy ông quan tâm đến việc công kích lực lượng vũ trang, trong đó trọng tâm là ngành Công an. Phải chăng ông đang "nhớ bài lai" khi tranh luận thất bại trước Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu về bài toán của ông? Phải chăng ông thất bại đau đớn trước tham vọng bảo vệ nhóm khủng bố do Lê Đình Kình cầm đầu? Phải chăng ông đăng hằn học vì chưa rõ "ai đã trả tiền cơm cho dân Đồng Tâm hay chưa?".
Một vị Đại biểu Quốc hội mà chỉ biết theo dõi Facebook và lên nghị trường vuốt đuôi quần chúng, nói cho béo mồm, bất chấp đúng sai và thiếu tính xây dựng, một vị Đại biểu Quốc hội nhưng không hề lo cho nhân dân nơi đã bầu ra mình, tôi thật sự xem thường! Quốc hội luôn là nơi nêu cao tinh thần dân chủ nhưng chắc chắn không phải là cái chợ để ông lộng ngôn. Quốc có Quốc pháp, không có vùng cấm. Lò vẫn đang cháy từng ngày, từng giờ, làm thế để Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân. Vậy nên, không thể lấy chuyện các vị tướng ngã ngựa để quy chụp, xiên xỏ là "Các ông Tướng ta bị xử lý chắc hẳn đều khẳng định học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ". Đó là phát biểu không chứa bất kỳ hàm lượng trí tuệ và tính xây dựng nào. Phát biểu đó chỉ hợp với Việt Tân và các tổ chức phản động mà thôi. Buồn vì nhân dân Bến Tre đã bầu lầm, cay đắng vì ngay giữ nghị trường lại xuất hiện những kẻ như Lưu Bình Nhưỡng. Vườn nào cũng có sâu và ông chính là con sâu chúa đấy ông Lưu Bình Nhưỡng/.
-------------
Lão chăn bò DVK-MNQ
Hình ảnh có thể có: 3 người, tranh vui và văn bản


LỢI DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VU CÁO CHÍNH QUYỀN, BỔN CŨ SOẠN LẠI

 <Lam Hồng>

Hầu hết các luật do Quốc hội Việt Nam soạn thảo, thảo luận và ấn nút thông qua đều phục vụ mục đích xây dựng đất nước Việt Nam pháp quyền. Thế nhưng những kẻ tự xưng là dân chủ Việt thì lợi dụng sự kiện thông qua luật để xuyên tạc mục đích tốt đẹp đó. Vừa qua là Luật Bảo vệ môi trường cũng là trung tâm xuyên tạc của các đối tượng chống phá.
Cụ thể, trên một số trang tin của Việt Tân, Boxit Tây Nguyên đăng tải các nội dung quy kết cho chính quyền Việt Nam, rằng "Luật bảo vệ môi trường hay bảo vệ ai khác đây?" đã đưa ra quan điểm xuyên tạc rằng "Luật không đi theo hướng dẫn kỹ thuật" của Liên Hợp Quốc khuyến nghị. Tức là Việt Nam đơn phương thực hiện theo cách thức riêng biệt, không phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
Thậm chí, họ còn đi sâu vào chuyên môn cho rằng "Chất lượng của đánh giá tác động môi trường (sơ bộ hay chính thức) hoàn toàn phụ thuộc vào chuyên môn và đạo đức bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện".
Chưa biết thực hư của ý kiến này như thế nào nhưng nhìn vào cái tâm là khó lòng chấp nhận được. Bởi Việt Nam chưa có luật bảo vệ môi trường, dù còn sơ sài hay thiếu sót thì mục đích của nó là tốt đẹp. Còn sai sót, sơ hở thì sau này còn có quá trình thẩm định, thảo luận đâu đã tới mức đưa ra Quốc hội cái là thông qua ngay đâu.
Thực tiễn cho thấy môi trường ở Việt Nam đang ở mức độ cảnh báo, thậm chí một số nơi đáng báo động. Nếu chúng ta làm ngơ thì rõ ràng nó sẽ còn phức tạp và ô nhiễm hơn rất nhiều. Việc ban hành luật giờ là đúng đắn, đáp ứng yêu cầu thực tế.
Trong khi những kẻ hô hào dân chủ kia làm được điều gì? hay chăng chỉ giỏi võ mồm, kêu gọi tuần hành, biểu tình bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh.
Người dân cần người đứng ra chịu trách nhiệm, có trách nhiệm với dân chứ không cần những ý kiến võ mồm nhiều như vậy.
Hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, đang đi bộ, đám đông và ngoài trời
13
8 bình luận
6 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

ĐẢNG LUÔN LẮNG NGHE DÂN ĐỂ CÓ “VĂN BIA MUÔN ĐỜI SAU”

 Việc lấy ý kiến góp ý của Nhân dân vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng được tiến hành thời gian qua là nhằm tập hợp, phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của người dân trong tham gia hoạch định đường lối, chủ trương lãnh đạo, quyết sách quan trọng của Đảng đối với đất nước và sự nghiệp cách mạng; góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

Thế nhưng, với tâm địa xấu xa, các thế lực thù địch đã trắng trợn xuyên tạc, bóp méo vai trò, ý nghĩa của phần việc này; đồng thời tung ra nhiều chiêu trò, đặt điều hoài nghi rằng: Liệu người dân Việt Nam có dám nói thẳng, nói thật góp ý với Đảng? Và rằng liệu Đảng có trân quý, thực tâm lắng nghe dân?
1. Trên trang của RFA vừa đăng một bài với tiêu đề: “Liệu dân có “dám” đóng góp ý kiến với Đảng?”. Bài viết này cho rằng, việc Đảng Cộng sản Việt Nam khai trương trang web kêu gọi nhân dân tham gia góp ý vào dự thảo văn kiện đại hội (VKĐH); các cơ quan báo chí chính thống đồng loạt mở chuyên mục góp ý vào dự thảo VKĐH XIII của Đảng, thực chất chỉ là một hình thức mị dân, bởi chắc chắn người dân Việt Nam sẽ không dám ý kiến, không có điều kiện nói thẳng, nói thật với Đảng; thậm chí sẽ “cố tình im lặng” để bảo đảm an toàn tính mạng và lợi ích chính trị... Hoặc nếu có thì đó cũng chỉ là những màn kịch đã được dựng sẵn theo chủ ý của giới lãnh đạo Việt Nam.
Thực chất, đây là những chiêu trò hòng bôi nhọ bản chất và truyền thống trọng dân, lắng nghe dân của Đảng ta. Đây cũng là cách thức mà lực lượng chống phá cố tình gây nhiễu loạn thông tin về hoạt động lấy ý kiến Nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Nguy hiểm hơn, những thủ đoạn này ít nhiều sẽ gây hoang mang dư luận, giảm bầu nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm của một bộ phận quần chúng; lôi kéo những người thiếu bản lĩnh, nhẹ dạ, cả tin hùa theo ý đồ chính trị đen tối, chống phá Đại hội XIII của Đảng; sâu xa hơn là phủ nhận, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn xã hội.
Chúng ta biết rằng, suốt chiều dài lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, trải qua các kỳ đại hội, Đảng ta luôn cầu thị, lắng nghe góp ý của quần chúng Nhân dân. Trong hoạt động lãnh đạo phong phú, sôi động và hào hùng kể từ khi ra đời đến nay, Đảng luôn thấm nhuần bài học sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì Nhân dân. Toàn bộ hoạt động của Đảng đều xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân!
Bởi thế, việc Trung ương tổ chức lấy ý kiến góp ý rộng rãi của quần chúng Nhân dân vào dự thảo các VKĐH Đảng lần thứ XIII là thể hiện sự tiếp nối bản chất, truyền thống cách mạng tốt đẹp của Đảng; cũng đồng thời cho thấy sự cầu thị, nghiêm túc lắng nghe dân của Đảng cầm quyền chân chính; khẳng định vị trí, ý nghĩa của một phần việc quan trọng đã thành nền nếp qua các kỳ đại hội của Đảng. Hoạt động này càng cho thấy sự quan trọng đặc biệt và yêu cầu rất cao về chất lượng VKĐH XIII của Đảng, đúng như khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, rằng: VKĐH là một văn kiện rất quan trọng, vừa mang tính lý luận cao, tính thực tiễn sâu sắc và tính chính trị chỉ đạo lâu dài, là một văn kiện tồn tại mãi mãi trong lịch sử của Đảng, của đất nước. Do đó phải chuẩn bị thật công phu, khoa học, phát huy hết trí tuệ, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân.
2. Thực chất, việc lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân vào dự thảo VKĐH XIII của Đảng là tập hợp và phát huy trí tuệ, tâm huyết, quyền làm chủ của nhân dân, tham gia đóng góp với Đảng trong quá trình hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng, phát triển đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045. Điều này thể hiện bản chất ưu việt của chế độ, phát huy tinh thần dân chủ, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động; giúp tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân đối với Đảng; làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và Nhân dân.
Để phát huy cao nhất trí tuệ, trách nhiệm của Nhân dân, Ban Tuyên giáo Trung ương đã sớm ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, yêu cầu việc đóng góp vào dự thảo VKĐH XIII phải được tiến hành khoa học, thiết thực, đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí; bảo đảm khơi dậy và phát huy tinh thần trách nhiệm, tình cảm và tâm huyết của nhân dân đối với Đảng và đất nước. Hướng dẫn số 151-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ rõ hình thức góp ý của nhân dân được tiến hành trực tiếp tại hội nghị lấy ý kiến Nhân dân, sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức chính trị-xã hội (CTXH), các hội thảo, tọa đàm khoa học; gửi thư góp ý kiến đến cấp ủy đảng các cấp và tới các cơ quan báo chí của Trung ương, của đảng bộ các địa phương, các ban, bộ, ngành, tổ chức CTXH.
Thực hiện chủ trương và các hướng dẫn của Trung ương, tuy thời gian lấy ý kiến các tầng lớp Nhân dân chỉ diễn ra trong 20 ngày (từ ngày 20-10 đến hết ngày 10-11-2020), nhưng trong toàn xã hội đã diễn ra một đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp; nhất là ở các ban, ngành, tổ chức CTXH, địa phương, cơ quan báo chí... Trên cơ sở định hướng và sự thật tâm cầu thị của Trung ương, quần chúng Nhân dân trên mọi miền Tổ quốc đã chủ động nghiên cứu, tự giác nêu chính kiến, quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp, đóng góp cho Đảng thông qua các kênh tiếp nhận khác nhau. Người dân làm việc đó một cách tự giác, chứ không gò ép, hay bị bắt buộc. Đặc biệt, phần lớn quần chúng đều nhận thức rõ trách nhiệm công dân và gửi đi hy vọng, rằng ý kiến bản thân sẽ được Trung ương và các ban, ngành chức năng tiếp thu, bổ sung vào dự thảo VKĐH, góp phần hoạch định đường lối cách mạng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước trong thời gian tới.
Tính tích cực của quần chúng được thể hiện rất rõ ở việc quan tâm theo dõi, chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về Đại hội XIII của Đảng. Theo đó, ngay sau khi Trung ương công bố các dự thảo văn kiện, nhiều cơ quan báo chí đã tiếp nhận và đăng tải được ngay các ý kiến góp ý của người dân vào các dự thảo VKĐH XIII (thông qua việc chủ động nghiên cứu các dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng được gửi đến các đảng bộ cơ sở (bản tóm tắt) và đảng bộ cấp huyện, tỉnh và tương đương (bản toàn văn) để đóng góp ý kiến trước đó...
Và như vậy, không hề như sự rêu rao của những đối tượng ác ý, chống phá cách mạng, rằng việc góp ý kiến vào dự thảo VKĐH XIII của Đảng sẽ có thể bị chính quyền “sờ gáy”, bị bỏ tù nếu dám nói thẳng, nói thật, hay phát biểu xúc phạm đến chính quyền và đội ngũ cán bộ. Trên thực tế, người dân đã thật tâm, thật lòng, không ngần ngại dốc bầu nhiệt huyết, góp ý thẳng thắn, nêu cao tính chiến đấu, mạnh mẽ phê bình và đề cao dân chủ trong quá trình đóng góp ý kiến. Có thể nói, chưa bao giờ cơ chế và điều kiện xã hội được khơi thông, khuyến khích, cổ vũ người dân góp ý cho Đảng một cách thuận lợi, rộng rãi như thời gian qua. Bởi thế, người dân mạnh dạn đề xuất nhiều vấn đề bức xúc, vướng mắc, kể cả những nội dung nhạy cảm, như: Hạn chế của công tác phòng, chống tham nhũng; yếu kém trong công tác cán bộ; trực tiếp phê bình tổ chức đảng, người đứng đầu ở các cấp... Có một nguyên tắc bất biến, được người dân tự giác thực hiện, đó là việc đóng góp ý kiến phải trên tinh thần xây dựng, không vượt quá giới hạn của dân chủ XHCN và phải được tiến hành bằng các phương pháp, hình thức chính thống.
Sự tích cực đóng góp vào dự thảo VKĐH XIII còn được thể hiện rất rõ từ tinh thần, trách nhiệm của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Dù làm ăn, sinh sống nơi xứ người, nhưng với tình yêu Tổ quốc, với trách nhiệm công dân, đông đảo người Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới đã tích cực đóng góp trí tuệ, trách nhiệm, kinh nghiệm vào dự thảo VKĐH XIII của Đảng thông qua các hội nghị do đại sứ quán các nước tổ chức. Nhiều người dân, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài đã dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu dự thảo VKĐH XIII của Đảng, chủ động viết bài, góp ý cho Đảng thông qua hệ thống cơ quan báo chí Trung ương và cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đây thật sự là một trong những kênh tri thức quý báu để Trung ương xem xét, tiếp thu, hoàn chỉnh các dự thảo VKĐH.
3. Cùng với việc rêu rao, cho rằng người dân Việt Nam sẽ không dám tham gia góp ý với Đảng, lực lượng thù địch còn cố tình đặt ra nghi vấn, rằng liệu Đảng Cộng sản Việt Nam có chân thành lắng nghe góp ý của Nhân dân?
Thực chất, luận điệu này là hòng tạo ra sự hoài nghi trong dư luận và tâm lý cộng đồng khiến quần chúng giảm bớt tâm huyết, trách nhiệm trong quá trình tham gia nghiên cứu, đóng góp ý kiến với Đảng...
Xin thưa rằng, tâm huyết, trí tuệ của quần chúng Nhân dân là tài sản vô cùng quý báu-nguồn sức mạnh tri thức dồi dào và “tươi màu thực tiễn” mà Đảng ta luôn trân quý, cầu thị lắng nghe, thực tâm đón nhận. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh sinh động cho điều đó và trong quá trình chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, thực tế đó một lần nữa được kiểm định, củng cố chắc chắn.
Như đã biết, ngay từ tháng 1-2020, Văn phòng Trung ương Đảng đã ban hành Hướng dẫn số 60-HD/VPTW, hướng dẫn tổng hợp ý kiến góp ý vào các dự thảo VKĐH đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Văn bản này chỉ rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tổng hợp ý kiến đóng góp của các đối tượng vào dự thảo VKĐH XIII của Đảng. Điều đó cho thấy, Đảng ta nhận thức rất rõ vai trò, vị trí của công tác tổng hợp; cũng đồng thời minh chứng cho sự trọng thị, lắng nghe ý kiến quần chúng Nhân dân của Trung ương.
Bám sát hướng dẫn đó, việc tiến hành công tác tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân thời gian qua được thực hiện chặt chẽ, khoa học, nghiêm túc ở mọi cấp, mọi ngành. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể CTXH tổ chức lấy ý kiến theo hệ thống dọc và mỗi đoàn thể đều có trách nhiệm tổng hợp gửi về Ban Dân vận Trung ương. Trung ương cũng phân công rõ trách nhiệm của các ban đảng trong việc tham gia tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân. Trong đó, Ban Tuyên giáo Trung ương tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân qua báo chí, thư gửi trực tiếp về Trung ương. Đảng đoàn Quốc hội tổng hợp ý kiến thảo luận góp ý của các đại biểu Quốc hội, gửi Bộ Chính trị qua Văn phòng Trung ương Đảng...
Chính sự phân công bài bản cho các ban, ngành, tổ chức đảng; đặt ra yêu cầu chặt chẽ về chất lượng và tiến độ, càng cho thấy sự trân trọng, nghiêm túc lĩnh hội, đón nhận ý kiến góp ý của nhân dân vào VKĐH XIII của Đảng. Theo GS, TS Phùng Hữu Phú, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, sau khi các đầu mối có trách nhiệm tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân theo phân công của Trung ương, những văn bản tổng hợp sẽ được chuyển về các tiểu ban và các tổ biên tập để nghiên cứu, tiếp thu đến mức cao nhất những nội dung hợp lý.
Đặc biệt, sau khi các tiểu ban tiếp thu, hoàn thiện, Bộ Chính trị sẽ trực tiếp lắng nghe tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân; tiếp đó, Trung ương một lần nữa lắng nghe ý kiến nhân dân để tiếp thu triệt để, rồi mới trình Đại hội XIII của Đảng. Quá trình Bộ Chính trị và Trung ương lắng nghe ý kiến góp ý của nhân dân sẽ yêu cầu các tiểu ban phải giải trình rõ các vấn đề, như: Ý nào tiếp thu và tiếp thu thế nào, thể hiện trong văn bản thế nào so với trước; chỗ nào tiếp thu, chỗ nào chưa tiếp thu, vì sao. Tức là phải giải trình rất cặn kẽ lý do tiếp thu và những chỗ chưa tiếp thu. Cách làm đó cho thấy, Đảng ta luôn cầu thị, tiếp thu cao nhất trách nhiệm, trí tuệ của nhân dân, quyết tâm xây dựng các văn kiện của Đảng trở thành "văn bia để lại muôn đời sau". Đây cũng chính là cơ sở vững chắc, căn cứ xác đáng giúp vạch trần những luận điệu xuyên tạc, cố tình quy chụp bản chất của một Đảng cầm quyền chân chính luôn trọng dân, lắng nghe dân!
Nguồn: niềm tin quảng trị
Hình ảnh có thể có: 4 người