Sáng 6/11, trong khuôn khổ chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội gửi câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: "Hiện nay dư luận hết sức bất bình, đặc biệt là vào dịp lễ, Tết là công an cơ sở đi thu tiền của bà con buôn bán các thứ. Tôi đã thảo luận ở tổ và đề nghị đồng chí thực hiện biện pháp gì để cho anh em không làm chuyện này nữa, để tránh ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của ngành công an".
Trước câu hỏi của ông Lưu Bình Nhưỡng, Bộ trưởng Tô Lâm trả lời rằng:
"Tôi khẳng định vấn đề đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nêu nếu có cũng chỉ là trường hợp hết sức cá biệt. Hiện Bộ Công an đã triển khai lực lượng lớn ở cơ sở như cấp xã, phường, thị trấn được nhân dân đồng tình ủng hộ cao.
Quan điểm của Bộ Công an là kiên quyết trong xử lý các sai phạm tiêu cực, thực hiện nghiêm phòng ngừa, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm của cán bộ chiến sỹ, không bao che bất kỳ trường hợp nào".
Không biết ông Nhưỡng lấy cơ sở, dẫn chứng của công an địa phương nào để đưa ra trước Quốc hội nhưng tôi khẳng định, việc thu tiền các hộ kinh doanh chỉ có ngành thuế ở địa phương chứ không phải Công An và cũng chẳng bao giờ có anh Công an hay đơn vị Công An nào giám làm thay ngành thuế thu tiền dân cả, và cũng chẳng có "dư luận (nào) bất bình" chuyện này cả. Tôi là người theo dõi mạng xã hội nhiều nhất, nếu có tôi đã phản ánh, cộng đồng mạng xã hội phản ánh rạo rực rồi. Lẽ ra, là Đại biểu Quốc hội, ông Nhưỡng muốn phát biểu phải có số liệu dẫn chứng cụ thể, ai, đơn vị nào và ở địa phương nào xẩy ra vấn nạn đó, không nên đưa những cái cá biệt của từng ngành, từng địa phương mà nếu có, họ đã khắc phục được để "mớm lời" cho những phần tử thù địch, cực đoan chống phá chế độ, bôi nhọ, xuyên tạc bản chất người Công an nhân dân.
Vấn đề là Bộ trưởng Công an đã trả lời rất thẳng thắn, dứt khoát trước Quốc hội đã kịp thời bác bỏ vấn đề ông Lưu Bình Nhưỡng nêu lên là không có trong nhân dân. Song, Tôi dự đoán rằng, trước sau gì các trang mạng xã hội của các thế lực thù địch cũng sẽ "chộp" lấy câu hỏi của ông Lưu Bình Nhưỡng để xuyên tạc ngành Công An, không sớm thì muộn. Người dân cũng cần tin tưởng tuyệt đối vào ý kiến trả lời chất vấn của Bộ trưởng Công an để cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch nay mai.
Tuy nhiên, với đai biểu Lưu Bình Nhưỡng thì lâu nay cũng không ai lạ gì, mỗi lần phát biểu ông thường "quẳng chài" một cái như thế, vẫn là "ngón bài" nghiêm trọng, hết sức nghiêm trọng, mất niềm tin trong dân chúng để đổ thừa cho dư luận tạo ra sự hoang mang trong dư luận. Có thể thấy mấy vấn đề của Lưu Bình Nhưỡng thế này:
Thứ nhất, Tại phiên họp chiều ngày 9/6/2017 trong Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XIV, ông Lưu Bình Nhưỡng đã phát biểu như sau:
“Vụ Đồng Tâm gần đây nhất, cả đại đội cảnh sát cơ động vào, coi như là tấn công áp đảo bà con. Sau đó bà con bức xúc quá về câu chuyện giải quyết khiếu nại, tiếp dân không đến nơi đến chốn, đánh cả người 60 năm tuổi Đảng, nên họ đã quay ra giữ con tin 38 người” và “Bản thân đồng chí phụ trách cảnh sát của Hà Nội không trực tiếp, chủ động giải quyết, để Chủ tịch UBND TP Hà Nội phải vào đối thoại với dân để giải thoát cho anh em. Sau đó ra quyết định thanh tra toàn bộ đất đai sân bay Miếu Môn”.
Ngay sau phát biểu của ông Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu Trịnh Ngọc Phương thuộc Đoàn đại biểu tỉnh Tây Ninh đã phản bác thẳng thừng giọng điệu ăn không nói có của ông Lưu Bình Nhưỡng:
“Ý kiến của đại biểu Nhưỡng về việc cảnh sát áp đảo người dân trong vụ Đồng Tâm là sai sự thật, mà chính người dân Đồng Tâm mới là đàn áp lại nhóm người thực thi nhiệm vụ”. Và đại biểu Ngọc Phương đã đề nghị ông Lưu Bình Nhưỡng cần rút lại nhận định sai trải của mình bởi vì “nếu không sẽ là sự lôi kéo, kích động người dân vì chương trình đang được truyền hình trực tiếp”. Chính phát biểu của ông Lưu Bình Nhưỡng đã được các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng triệt để trong việc xuyên tạc bôi nhọ ngành Công an Nhân dân Việt Nam. Rốt cuộc, sự việc đến nay đã rõ, vụ án Đồng Tâm đã bóc trần sự thật này không cần phân tích nữa.
Thứ hai, Tại phiên họp ngày 13/6/2018 tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Ông nghị Nhưỡng lập luận rằng:
“Nhóm tham nhũng trong đó hối lộ và nhận hối lộ nhưng theo quy định của luật hiện hành cũng như của dự thảo tại Điều 3 chúng ta thấy rằng chủ thể phải là chủ thể đặc biệt” nhưng ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng “Không thể đưa một chủ thể không có giá trị đặc biệt này vào hành vi tham nhũng được” và lập luận: “Ví dụ, một người dùng tiền để chạy chức cho con mình, chạy quyền cho con trai mình. Anh ta phạm tội hối lộ là rõ ràng, nhưng nói anh ta tham nhũng có vẻ xã hội không công nhận.” và “Người nhận hối lộ đó chính là người tham nhũng, bởi vì có chức, có quyền. Chúng ta không thể chấp nhận một chủ thể không có giá trị để gọi là tham nhũng và đưa cho họ một danh hiệu cao quý là họ tham nhũng”.
Ông ta còn cho rằng nhiều vị đại biểu quốc hội đã nhầm lẫn và phản đối việc mở rộng phạm vi hiệu lực của Luật Phòng chống tham nhũng sang lĩnh vực tư nhân bởi theo ông ta, phải là công chức mới có thể tham nhũng.
Ngay sau đó, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (tỉnh Ninh Thuận) đã xin phát biểu phản bác những nhận định sai trái của ông Lưu Bình Nhưỡng. Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói:
“Tôi muốn tranh luận lại với ý kiến của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng. Đại biểu có phê phán trong phát biểu của một số đại biểu là có sự nhầm lẫn. Tôi nghĩ chính sự phân tích của đại biểu thì nó lại nhầm lẫn ở chỗ đại biểu lấy một ví dụ và rồi khẳng định rằng tội hối lộ không phải là tội tham nhũng. Tại sao lại có thể suy nghĩ như vậy ? Trong khi không có tội phạm cụ thể nào gọi là tội tham nhũng mà có nhóm tội phạm về tham nhũng, trong đó có 7 tội và cụ thể là có tội hối lộ.”
Sự phản bác của đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đã vạch rõ lập luận của ông Nhưỡng là cố tình quên hoặc nhận thức mơ hồ cả hành vi đưa hối lộ lẫn hành vi nhận hối lộ mà chính đó đều là hai yếu tố cấu thành mặt khách quan của "Tội hối lộ". Theo đó chỉ riêng hành vi đưa hối lộ đã đủ cấu thành tội hối lộ, ngay cả trong trường hợp người được đưa không có hành vi nhận hối lộ. Tội hối lộ là một loại tội phạm có thể có chủ thể đơn (một người đưa hối lộ) và có thể có chủ thể đồng phạm (nhiều người tham gia, kể cả đưa và nhận) trong cùng một vụ án "Hối lộ". Sau đó ông Nhưỡng thấy thuyết phục và xin lỗi về khắc phục sai sót này.
Thứ ba, Trong phiên họp chiều 31/10/2018 của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đưa ra một loạt số liệu được cho là không biết tính toán tỷ lệ phần trăm của số học khi cho rằng: “Tôi thấy vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp....” và dẫn chứng tỷ lệ vi phạm của ngành Công an: "không thụ lý tin tố giác 94%; chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%; xử lý tin sau tố giác quá hạn 99,76 %,…". Sau đó đại biểu Nguyễn Hữu Cầu phải tính toán lại cho ông Nhưỡng và ông ta cũng công nhận là do nhầm lẫn nên tính toán sai. Tuy nhiên, Sau phát biểu này, các trang mạng xã hội của các thế lực thù địch không đưa nội dung ông Cầu tính hộ mà cắt xén chửa lấy phần tính toán sai của vị đại biểu này để tung lên xuyên tạc về đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có Cơ quan điều tra, gây dư luận trái chiều trên cộng đồng mạng xã hội.
Thứ tư, về vụ án Hồ Duy Hải, mặc dù trải qua 12 năm để các ban, ngành Trung ương, với một bộ phận cán bộ có trọng trách của ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an, Chính phủ, Quốc hội lập nhiều đoàn điều tra, xác minh vụ án để khi tiến hành xét xử Giám đốc thẩm tránh sai sót và thực tế một phiên tòa đã hết sức công minh, thậm chí được giám sát chặt chẽ của đại diện của Đảng, Nhà nước, Quốc hội nhưng sau đó trả lời báo chí, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói nhiều ý kiến gửi đến ông cho rằng "chưa bao giờ niềm tin vào tư pháp Việt Nam lại thấp đến vậy" nhưng ông không có một tư liệu nào chứng minh điều đó. Và rồi những phát ngôn của ông Nhưỡng trong thời điểm này đã được các đài báo phản động lợi dụng triệt để để xuyên tạc ngành tư pháp Việt Nam.
Thứ năm, Trước việc Quân đội cứu trợ cho người dân Quảng Trị trong đợt lũ lụt vừa qua, Thượng tướng Lê Chiêm có phát biểu nhắc nhở rằng: "Tôi là những người tham gia khắc phục hậu quả bão lũ ở nhiều cấp, nhiều năm nên biết được tình trạng cán bộ bớt xén lương khô, lương thực, nhu yếu phẩm trợ cấp cho đồng bào vùng lũ là có" và ông cũng đề nghị cán bộ Quảng Trị cấp phát lương khô phải tránh để xẩy ra trường hợp tương tự. Tuy nhiên, bên hành lang nghị trường Quốc hội, ông trả lời rằng "Đó là khía cạnh đạo đức, còn khía cạnh pháp luật thì tôi cho rằng đây là hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, cần phải xác minh trường hợp nào đã xâm phạm vào lương khô quân đội đưa ra giúp dân trong thời điểm gian khó này”. Trong khi các thế lực thù địch đang cắt xén lời phát biểu của Tướng Chiêm để xuyên tạc, nhân dân cũng chưa hiểu thế nào đúng sai, bản thân ông cũng chưa biết sự việc đầu đuôi xuôi ngược ra sao nhưng vẫn "cầm đèn chạy trước ô tô" để đổ dầu vào lửa, mớm lời cho các thế lực thù địch thực hiện thủ đoạn kích động, chia rẽ đoàn kết giữa chính quyền với Quân đội, gây dư luận bức xúc trong nhân dân.
Là một đại biểu Quốc hội mà ông đã từng có những phát ngôn mập mờ, lấy cái cá biệt để đổ vấy cho dư luận, cho dân rằng là ngành này, ngành nọ, địa phương này, địa phương nọ, cán bộ, chính quyền làm sai, trong khi sai thì đã được xử lý để cho rằng nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, bất bình, bức xúc... là trái với lương tâm, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội. Phải chăng ông Nhưỡng là đại biểu có thành tích "Quăng chài" tốt nhất trên nghị trường Quốc hội như thế???
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét