<Việt Nguyễn>
Trận mưa lũ lịch sử tại các tỉnh miền Trung trong những ngày qua đã làm dấy lên những ý kiến, tranh luận cho rằng nguyên nhân chính là do thủy điện xã lũ. Ý kiến này nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của nhiều người. Lý do mà họ đưa ra đó chính là, việc xây dựng nhiều thủy điện đã gây nên tình trạng phá rừng, khi xả lũ thì các thủy điện đều đồng loạt xã lũ làm lượng nước đổ về hạ nguồn dồn dập khiến người dân trở tay không kịp.
Những ý kiến trên mới nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng thực tế có phải vậy?
Ngày 2-11, bên hành lang Quốc hội, trả lời những câu hỏi liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh thay đổi thời tiết, biến đổi khí hậu với tính dị thường và cực đoan ngày càng lớn, việc ứng phó với thiên tai, bão lụt, bảo đảm an toàn của hồ thủy điện, hồ chứa nước, hồ thủy lợi là nhiệm vụ được xác định rất quan trọng.
Hiện cả nước có 429 công trình thủy điện đưa vào vận hành khai thác, với dung tích khoảng 56 tỷ mét khối, chiếm 86% tổng dung tích hồ chứa nước của cả nước. Hiện có 401/401 hồ thủy điện được chủ đập báo cáo hiện trạng an toàn hồ, đập theo đúng quy định. 100% hồ thủy điện được bảo trì, kiểm tra, sửa chữa. Toàn bộ các hồ, đập do các bộ, ngành quản lý cũng đều được kiểm tra thường xuyên theo quy định.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết thêm, có một số thông tin cho rằng hồ, đập thủy điện ở miền Trung và một số địa phương xả lũ gây ngập lụt cho địa phương. Tuy nhiên, qua số liệu quan trắc và khí tượng thủy văn cho thấy, tại tỉnh Quảng Nam, hồ thủy điện Đắk Mi 4 là hồ có dung tích lớn, có những thời điểm đỉnh lũ ngày 28-10 vừa qua, lượng nước về hồ tới 17.000 m3/giây, nhưng chính nhờ dung tích của hồ thủy điện Đắk Mi 4 có khả năng điều tiết, chứa nước để cắt lũ đã giúp cắt lũ hơn 55%, nếu không đỉnh lũ về ngày 28-10 sẽ gây ngập lụt trắng toàn vùng hạ du.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, nguyên nhân sạt lở được kích hoạt chính là do mưa bão kỷ lục cường độ cao, kéo dài liên tục. Đất đá bị bão hòa, sũng nước, vừa làm tăng các lực gây trượt, vừa làm giảm các lực kháng trượt, thúc đẩy nhanh quá trình trượt lở.
Phát biểu tại buổi làm việc về công tác khắc phục hậu quả bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn chiều tối ngày 1/11 tại tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, cơ quan báo chí thông tin phải chính xác, trung thực, đúng bản chất. Thủ tướng khẳng định: "Tôi chỉ đạo Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phải chấn chỉnh. Mưa to hàng nghìn mm, cả cánh rừng bạt ngàn cũng phải sạt, đừng có đổ cho thủy điện, rừng xanh Trà Leng hàng trăm năm dân đã sống ở đó rồi. Tại Hướng Hóa Quảng Trị sạt doanh trại đoàn kinh tế 337 là cách cả 1,6km chứ có phải tại đó đâu?”.
Đúng là, với lượng mưa khủng khiếp như vậy không ngập mới là chuyện lạ. Đừng có lúc nào cũng đổ lỗi cho thủy điện. Tôi chẳng phải chuyên gia về thủy điện nhưng tôi cũng biết được rằng, thủy điện ngoài việc cung cấp điện năng còn có tác dụng cắt lũ, điều tiết lũ. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, chúng ta cần phải hạn chế việc xây dựng các thủy điện vừa và nhỏ để tránh nguy cơ chặt phá rừng, cũng như đảm bảo an toàn quá trình vận hành các hồ đập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét