Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

THỬ PHÂN TÍCH BÀI "QUẠ VÀ CHÓ" TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP MỘT DO NHÓM "CÁNH DIỀU" BIÊN SOẠN

 Sách lớp một của nhóm Cánh diều đưa vào giảng dạy năm 2020 bị dư luận xã hội nói chung, cư dân mạng xã hội nói riêng cực lực phê phán. Tôi nhận thấy hầu hết các bài trong cuốn sách này đều có sai sót như cộng đồng mạng xã hội đã phản ánh.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đi sâu vào một bài viết, đó là bài "Quạ và chó".
Theo nguyên tắc, muốn đánh giá một tác phẩm cần xem xét trên 3 vấn đề: (1) xuất xứ, hoàn cảnh ra đời tác phẩm; (2) tác giả; và (3)nội dung tác phẩm.
1- Nguồn gốc tác phẩm: Truyện "Quạ và chó" mà nhóm Cánh diều biên soạn thực chất là truyện ngụ ngôn "Quạ và cáo" của nhà văn Ê - đốp, người Hy Lạp. Truyện ngụ ngôn của nhà văn La- phông - ten, người Pháp, truyện cổ tích Việt Nam, phim hoạt hình...đều có tiêu đề là "Quạ và cáo". (Có ảnh đính kèm bên dưới)
Như mọi người đều biết, xưa nay, người đời dùng hình tượng con cáo để chỉ những kẻ gian ngoan, xảo trả, chẳng hạn nói " thằng ấy cáo lắm", "thằng cáo già"...
Loại chó là động vật được con người thuần dưỡng thành động vật có ích, được cho là có tính hiền lành, trung thực, đặc biệt là trung thành với con người, khác hoàn toàn bản chất nham hiểm, xảo trá của loài cáo. Những đứa trẻ khi lớn lên, những con vật được xem là người bạn gần gũi thân thiết là con chó, con mèo...
Nhóm chủ biên Cánh diều đã vi phạm luật bản quyền tác phẩm, dù vô tình hoặc cô ý thay đổi "nhân vật" "cáo" thành "chó" dẫn đến sai lệch nội dung và chủ đề tư tưởng của tác phẩm, biến chính thành tà (ngụy giáo dục); vô tình hay cố ý truyền cho trẻ em học tập thói xảo trà, lưu manh...
(Ây dà!
Con chó mà biết nói năng
Mấy thằng xỏ lá hàm răng chẳng còn)
Đi sâu vào phần nội dung tác phẩm:
Như trên đã nêu: Tên chính xác của truyện là "Quạ và cáo" không phải là "Quạ và chó".
Bài viết "Quạ và chó" bị thay nhân vật và bị lược bỏ gần hết nội dung bản gốc, thậm chí thay đổi cả nội dung. Điều tệ hại nhất là dùng ngôn từ không đẹp, không trong sáng, khiến cho người đọc nói chung, hoc sinh lớp 1 nói riêng hiểu sai lệch về chủ đề tư tưởng, bài học mà nhà văn Ê - đốp muốn truyền tải đến bạn đọc.
Xin phân tích cụ thể về bài "Quạ và chó".
"QUẠ VÀ CHÓ
Quạ đỗ ở mỏm đá, mỏ ngậm khổ mỡ to, Chó nghĩ kế
cuỗm khổ mỡ. Nó giả vờ:
- A, ca sĩ quạ! Quạ mà ca thì mê ly lắm. -
Qua há to mỏ:
- Quà, quà...
Thế là... “bộp”, khổ mỡ của quạ đã nằm kề mõm chó.
Chó tợp mỡ tha đi."
Theo Truyện ngụ ngôn Ê-dốp (Thành Vân kể)"
Bài này có các sai phạm như sau:
- Thay ngữ cảnh "trên cành cây cao" thành "trên mõm đá". Trên mõm đá thì phải dùng từ "đứng" mới chính xác. Miếng mối mà con quạ ngậm là "miếng pho mai" không phải là "khổ mỡ to" như tác giả biên soạn.
- Cụm tự "khổ mỡ to" rất tối nghĩa. Từ "khổ" nghĩa là hình dạng một vật, chẳng hạn "khổ giấy a4", "khổ vải 1m"...Thay vì dùng từ "miếng" thay cho từ "khổ". Kể cả nếu dùng "MIẾNG mỡ to" vẫn chưa rõ nghĩa. Bởi vì, mỡ có nhiều loại mỡ, như mỡ động vật, mỡ dầu dùng bôi trơn cho động cơ, mỡ bôi ghẻ, hắc lào.... Thiết nghĩ, ở đây nên viết là "miếng thịt mỡ" mới dễ hiểu.
- Từ "đỗ" và từ"đậu" có nghĩa giống nhau. Nhưng từ thông dụng nên dùng ở đây là từ "đậu"
- Dùng từ"cuỗm" trong ngữ cảnh này là không hay. Vì từ "cuỗm" là từ thông tục, ít dùng trong văn chương.
- Con quạ nó kêu "quạ quạ" vì vậy mà người đời đặt tên nó là "con quạ". Tác giả viết con quạ kêu "quà quà" là hoàn toàn sai sự thật.
- Dùng từ mô phỏng "bộp" để diễn tả "khổ mỡ" rơi trên mõm đá xuống là thiếu chính xác.
- Dùng động từ "tợp" cũng không thông dụng, thay vì dùng chữ "đớp" thông dụng thì đễ hiểu hơn.
2- Tác giả biên soạn và người thẩm định tác phẩm là ai?
Tổng chủ biên và Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách Tiếng Việt lớp 1, năm 2020 là giáo sư, tiến sĩ được cho là am hiểu sâu rộng về lĩnh vực ngôn ngữ, văn chương của ngành giáo dục. Các vị này đã từng có tai tiếng khi đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ con đường mà Đảng và nhân dân kiên định đi theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Do có tư tưởng lệch lạc nên tác phẩm của họ cũng có những lệch lạc là điều dễ nhận thấy.
Bài "Quạ và cáo" được biên soạn cho tiếng Việt lớp 1 trước đây rất hay, thiết nghĩ cần sử dụng. (Có ảnh đính kèm bên dưới)
Việc cần thiết là Bộ GD&ĐT phải chịu trách nhiệm chính, từ đó chỉ đạo Hội đồng biên soạn thành khẩn tiếp thu ý kiến đóng góp phê bình của công chúng để chỉnh sửa lại những bài biên soạn kém chất lượng sao cho tốt. Nếu không làm tốt thì phải hủy bỏ để thay bằng sách khác chất lượng tốt nhất!
(Hoàng Đức Trọng)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét