Đại hội Đảng 13 sắp diễn ra, công tác nhân sự cho một bộ máy ổn định lãnh đạo đất nước phát triển đi lên rất quan trọng, bởi đó là gốc của mọi công tác. Năm 2020 là năm diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng lần thứ 13 vào đầu năm 2021. Vì thế, các nhà mang danh “dân chủ”, đối tượng, tổ chức phản động lưu vong mặc sức xuyên tạc, bôi xấu.
Đại Hội Đảng lần thứ 13 được các trang RFA, BBC tiếng Việt, Breacking news, Quốc Việt chanel… có vô số clip, các tin, bài viết, nhận định, “mạn đàm bàn tròn” về nhân sự cao cấp của Đảng trên mạng xã hội Facebook, Youtube…
Những luận điệu xuyên tạc Đại hội Đảng 13 một cách phản thực tế
Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức 5 năm một lần, nó được ví như một ngọn hải đăng của hệ thống chính trị một Đảng tại Việt Nam. Mỗi lần Đại hội, Đảng lại nỗ lực “trình làng” một thế hệ lãnh đạo mới chất lượng mang đậm hàm ý đổi mới.
Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ được tổ chức trong năm 2020. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại của đất nước, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Dĩ nhiên, trước Đại Hội cho đến những Hội nghị Trung ương cuối cùng trước khi “chốt” các nhân vật ở tầng cao nhất, chủ đề nhân sự luôn sôi động, thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận, đáng chú ý đâu đó lại xuất hiện một vài giọng điệu đả kích, xuyên tạc.
Một trong những lập luận của những người đả kích là các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội đều được tiến hành trên cơ sở Đảng cử, dân bầu nên không có tự do ứng cử”, rồi “khi bầu cử thì vận động, ép buộc bầu người này, người kia, như thế là không dân chủ”.
Rồi những câu hỏi như ai sẽ là tứ trụ Đại hội Đảng 13 ? Ai ở, ai đi, ai kế nhiệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? Rối ren trước thềm đại hội 13… Nội dung xoay quanh tình hình về nội bộ Đảng khi dự kiến nhân sự cấp chiến lược, quy hoạch cán bộ cho Đại hội Đảng lần thứ 13, đưa ra “dự kiến nhân sự” Bộ Chính trị, người kế nhiệm Tổng Bí thư, thay thế Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ. Nội dung không có gì mới mà chủ yếu xoay quanh bình luận về độ tuổi, dự kiến người của 3 miền sẽ nắm chức này, chức nọ.
Thâm hiểm hơn nữa là nêu quan hệ của các chức tạo liên danh giành quyền lực chủ chốt trước và trong đại hội. Chúng đưa ra những danh sách mơ hồ và khẳng định những người sẽ được cơ cấu trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các chức danh quan trọng trong bộ máy cấp cao sẽ thuộc về ê-kíp nào.
Chúng lôi kéo những cán bộ thoái hóa, biến chất bị kỷ luật để làm công cụ, tạo “nhân chứng” cho các cuộc “tọa đàm dân chủ”. Số chống đối lâu nay coi đây là dịp để phát ngôn, nhận định xuyên tạc sự thật về các đồng chí lãnh đạo, Đảng, Nhà nước, chế độ Việt Nam.
Lật bỏ mặt nạ xuyên tạc Đại hội Đảng lần thứ 13 của Việt Nam
Tất nhiên, những giọng điệu xuyên tạc của thế lực thù địch như đã nói ở trên là hoàn toàn lạc lõng trước sự tín nhiệm ngày càng cao của cử tri, nhân dân dành cho Quốc hội Việt Nam – một cơ quan liên tục tự đổi mới, cải tiến cách thức làm việc nhằm tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả làm việc và thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của cử tri, nhân dân cả nước.
Theo đó, Đại hội đảng bộ các cấp cần chuẩn bị kỹ cả về nội dung báo cáo chính trị và công tác nhân sự. Đặc biệt, việc chuẩn bị nhân sự Đại hội có vị trí, ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là nhân tố bảo đảm cho thành công của Đại hội Đảng và triển khai thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng.
Được biết, chúng ta đã lựa chọn ra 184 đồng chí để quy hoạch vào BCH TƯ khóa tới; đã tổ chức 4 lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch BCH TƯ, đấy là bước chuẩn bị cho nhân sự Đại hội Đảng 13.
Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 35, trong đó đề cập rất rõ đến công tác cán bộ, lựa chọn đội ngũ cán bộ tiêu chuẩn cả về đạo đức, năng lực trình độ. Gần đây nhất, Bộ Chính trị ban hành Quy định 205 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
Những văn bản đã có sẽ góp phần lựa chọn ra đội ngũ cán bộ cả 4 cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ nếu thực hiện đúng, thực hiện nghiêm túc và chúng ta hi vọng là thực hiện nghiêm túc.
Liên quan đến công tác nhân sự, bầu cử, có người so sánh việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp ở Việt Nam với một số nước và “phán quyết” rằng, “việc tổ chức bầu cử ở Việt Nam đã lỗi thời”.
Bầu cử Việt Nam dân chủ và thông thoáng hơn nhiều
Thế nhưng, chúng cố tình “lờ” đi một thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và Đại hội Đảng 13 cũng không ngoại lệ.
Nguyên tắc bầu cử ở Việt Nam được luật quy định là: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân được quy định: Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. Về điểm này, quyền ứng cử ở Việt Nam còn tiến bộ, thông thoáng hơn ở nhiều nước khác.
Ví dụ: đại biểu Quốc hội Phạm Quang Dũng (đoàn Nam Định) và đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đều là những người tự ứng cử. Hoặc, tại cuộc bầu cử khóa XIV, có 15 đại biểu thuộc diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương giới thiệu nhưng không trúng cử để trở thành đại biểu Quốc hội.
Nói như vậy để thấy rõ thêm rằng, mỗi kỳ Đại hội là dịp để tổng kết cả lý luận, thực tiễn giúp Đảng tiếp tục hoàn thiện đường lối cho giai đoạn tiếp theo. Chỉ có tổng kết thật đầy đủ, nghiêm túc, đánh giá đúng sự thật về nhiệm kỳ đã qua, thậm chí là giai đoạn 10, 20 năm đã qua thì mới giúp Đảng định hướng được đường lối lãnh đạo đúng đắn để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, dẫn dắt dân tộc Việt Nam tiếp tục đi đến thắng lợi mới.
Do đó, công tác nhân sự rất quan trọng, bởi đó là gốc của mọi công tác. Vì lẽ đó, các thế lực thù địch, đối tượng chống đối ngày càng rõ và công khai chống phá trước mỗi sự kiện lớn của Đảng, nhất là các kỳ Đại hội.
Nhất là, năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định trong việc hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Năm tiến hành tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng; Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 75 năm Quốc khánh, 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Năm Việt Nam thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 và nhiều sự kiện chính trị trọng đại khác.
Mục đích của chúng về cơ bản vẫn không có gì thay đổi là làm mất ổn định, gieo rắc hoài nghi, ngờ vực, tạo ra yếu tố gây mất đoàn kết, chia rẽ trong nội bộ, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Chính vì vậy để mọi người hiểu rõ hơn về vai trò cũng như tầm quan trọng của Đại hội Đảng 13, song song việc đấu tranh nhằm lật bỏ mặt nạ, âm mưu chống phá của những kẻ luôn tự phong cho mình là những nhà “dân chủ”, chúng ta cần chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt (trong đó có công tác nhân sự) là yếu tố, tiền đề hết sức quan trọng để tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng lần thứ 13.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét