Chuyện cán bộ công chức nam của tỉnh Thừa Thiên Huế mặc áo dài, khăn đóng vào thứ hai hàng tuần, đã nhận nhiều ý kiến khác nhau, có người ủng hộ, có người không. Nếu nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện thì rõ ràng đây là điều nên làm, nếu không nói là ta đã làm quá muộn. Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc là việc làm thiết thực, nhiều ý nghĩa. Đất nước phát triển kinh tế mà văn hóa thụt lùi, xuống cấp, Tây hoá hoàn toàn, mất bản sắc thì không thể gọi là đất nước ổn định và phát triển toàn diện được. Còn văn hóa là còn đất nước, mất văn hóa là mất tất cả và trang phục truyền thống là một phần của văn hóa Việt Nam!
Đất nước có 54 dân tộc anh em, thế nhưng lâu nay ta chỉ quan tâm đến việc giữ gìn trang phục truyền thống của 53 dân tộc thiểu số mà quên rằng, dân tộc Kinh cũng là một dân tộc, cũng có nét riêng biệt cần giữ gìn. Vậy tại sao Huế yêu cầu công chức mặc áo dài khăn đóng thì chúng ta lại phản đối, dè bỉu? Ủng hộ Huế trong chuyện này, có điều là các bạn nên nghiên cứu, cách tân theo hướng hiện đại, đồng bộ chứ đừng có mặc áo dài khăn đóng nhưng chân đi giày Tây thì rất phản cảm. Thay thế thẻ bài ghi dòng chữ "nguyên phong chấp sự" bằng cách viết thuần Việt là "giữ gìn nếp xưa" hay ghi họ tên, chức vụ chẳng hạn. Nhiều người nói rằng, thời nào rồi mà đàn ông còn mặc áo dài, rườm rà và cổ hủ nhưng tôi chẳng thấy có gì là không hợp lý ở đây, đặc biệt Huế là cố đô của nước ta./.
----------
Lão chăn bò DVK-MNQ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét