Năm 2008, một trong những sự kiện gây chấn động và tranh cãi nhất Hàn Quốc đã diễn ra, đó là vụ án Na Young. Tại vụ án này, một bé gái 8 tuổi trên đường đi học về đã bị tên yêu râu xanh say rượu cưỡng hiếp và tra tấn tại một nhà vệ sinh công cộng. Vụ án này đã được phản ánh lại một cách rất chân thực qua một tác phẩm điện ảnh ra đời vào năm 2013 mang tên: Hope.
Mặc dù đang ở độ tuổi của một thiếu nữ, nhưng bé gái năm nào vẫn phải chịu những di chứng nặng nề từ vụ hiếp dâm cách đây 12 năm. Hiện tại, nạn nhân phải mang hậu môn giả, mặc tã hàng ngày, vĩnh viễn mất đi khả năng làm mẹ, không thể tham gia các hoạt động lao động, việc học tập bị hạn chế rất nhiều, khả năng di chuyển bị hạn chế. Bên cạnh đó, là việc phải che giấu thông tin trước xã hội và truyền thông.
Điều gây ra tranh cãi của vụ án nằm ở án phạt mà tên tội phạm phải chịu, đó là mức án 12 năm tù giam không ân xá kèm theo khoản tiền bồi thường cho nạn nhân trị giá tương đương 250 triệu đồng. Cần biết rằng, trước khi gây ra vụ án hiếp dâm bé gái, tên tội phạm này từng phải chịu nhiều tiền án trong quá khứ như hiếp dâm và cố ý gây thương tích. Nhưng đứng trước tòa, tất cả những tiền án trong quá khứ đều không được coi là yếu tố tăng nặng. Một nghịch lý của luật pháp Hàn Quốc là yếu tố tên tội phạm này say rượu lại được ghi nhận là một tình tiết “giảm nhẹ”. Tại phiên tòa và trong các buổi điều tra, tên yêu râu xanh luôn miệng nói rằng vì say rượu nên hắn không thể tỉnh táo, “không thể làm chủ hành vi” và “không nhớ gì hết”.
Năm 2008, sau khi bản án được tuyên bố ra, một làn sóng phẫn nộ từ Hàn Quốc lan ra các quốc gia châu Á, những người phẫn nộ yêu cầu Hàn Quốc cải cách luật pháp, yêu cầu gia tăng án phạt cho các tội phạm liên quan đến hiếp dâm. Quan trọng nhất, người dân Hàn Quốc từng biểu tình đòi đưa án tử hình trở lại là hình phạt cao nhất. Tuy nhiên, các nhà làm luật tại Hàn Quốc cho rằng những yêu cầu này là vô lý và vụ án Na Young chỉ là ngoại lệ. Nhằm thỏa hiệp với phe phản đối, các nhà làm luật của quốc gia này ban hành đạo luật công khai thông tin kẻ hiếp dâm trên mạng xã hội, áp dụng thiến hóa học bằng thuốc, tăng mức án cao nhất cho hành vi hiếp dâm lên 15 năm.
Nhưng, công chúng Hàn Quốc càng phản ứng dữ đội hơn vì việc công khai thông tin của kẻ hiếp dâm là việc đương nhiên phải làm chứ không cần phải đợi bất cứ đạo luật nào cả. Họ cho rằng với tội phạm hiếp dâm, cần công khai danh tính, thông tin, mức án, nơi ở...để người dân đề phòng. Ngoài ra, việc thiến hóa học cũng là một biện pháp mang tính đối phó vì bản chất thiến hóa học là việc tiêm thuốc để bộ phận sinh dục “tạm ngưng”, khi hết tác dụng, các chức năng của bộ phận sinh dục sẽ hoạt động bình thường trở lại., khả năng tái phạm tội vẫn là rất cao.
Ngoài vụ án Na Young, luật pháp Hàn Quốc cũng có ghi nhận một vụ án hiếp dâm khác cũng gây ra rất nhiều tranh cãi trong quá khứ. Năm 2004, tại Myriang, một nữ sinh 15 tuổi cùng em gái và chị họ đã bị nhóm 41 nam sinh cưỡng hiếp nhiều lần, bên cạnh hành vi cưỡng hiếp, nhóm nam sinh này còn quay chụp lại hình ảnh nhằm mục đích đe dọa và thỏa mãn thú tính. Điều “tấu hài” ở đây là chỉ có 9 nam sinh bị bắt giữ, 5 trong số đó bị đưa đi cải tạo, các nam sinh khác thì vẫn bình an vô sự cho đến thời điểm hiện tại. Phía tòa án cho rằng các nam sinh này còn cả tương lai phía trước nhưng dư luận chỉ ra rằng hầu hết các nam sinh đều được “gia đình bảo kê”.
Ngoài Hàn Quốc, nói qua về Nhật Bản, nhiều người chúng ta vẫn không quên vụ bé Nhật Linh. Nhưng trải qua gần 20 phiên điều trần, phiên tòa, tên hung thủ gây ra vụ án vẫn im lặng, không hề thừa nhận tội lỗi, từ chối hợp tác với làm việc với cảnh sát. Cuối năm 2019, tòa án đã quyết định cho hắn án tù chung thân về hai tội danh, nhưng hắn vẫn tiếp tục kháng cáo, luật sư của hắn yêu cầu phía cảnh sát và công tố tôn trọng nhân quyền, không cưỡng bức phạm tội khi nạn nhân không nhận tội. Tính đến thời điểm hiện tại, phía công tố Nhật đã đề nghị mức án tử hình dành cho phạm nhân, nhưng tên này và luật sư vẫn liên tục kháng cáo, không thừa nhận tội ác, đưa ra luận điểm về việc cảnh sát Nhật Bản cố tình để lại ADN nhằm phá án nhanh chóng.
Hàn Quốc là quốc gia đã bãi bỏ án tử hình với toàn bộ các tội danh, còn Nhật Bản thì đang gần gỡ bỏ các án tử hình đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng. Tại Việt Nam, án tử hình được coi là khung hình phạt ở nhiều tội danh đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có các tội phạm hiếp dâm.
Giữa năm 2017, tại Vĩnh Long cũng từng xảy ra một vụ án có những tình tiết khá giống với vụ án Na Young, hung thủ tiến hành việc hiếp dâm em nhỏ dưới 10 tuổi, khiến em nhỏ phải đi bệnh viện, sau đó hắn tiến hành cướp tài sản. Năm 2018, Tòa án Vĩnh Long công bố mức án tử hình cho tội hiếp dâm trẻ em, 7 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hình phạt là tử hình. Ngoài ra, một vụ án rúng động khác, đó là vụ nữ sinh giao gà, 6 bị cáo đã nhận 6 án tử hình, đây là một trong những vụ án có nhiều án tử hình nhất từ những năm 2000 cho đến nay.
Ngày 18/09, Phái đoàn EU tại Việt Nam, nhân dịp vụ án Đồng Tâm, tiến hành kêu gọi Việt Nam tạm dừng việc sử dụng mức án tử hình dành cho mọi tội danh tại Việt Nam. Đây là bước đầu cho việc bãi bỏ án tử hình trong luật pháp Việt Nam trong tương lai. Phái đoàn EU tại Việt Nam cho rằng hình phạt tử hình là hình phạt tàn nhẫn và vô nhân đạo, không bảo vệ quyền được sống của mọi người. Trong hơn 2700 bình luận phản hồi về điều này, Phái đoàn EU tại Việt Nam chỉ giữ lại vài bình luận đồng tình, còn tất cả các bình luận phản đối khác, đều bị “mất tích”.
Trong một bình luận đã ẩn đi, một người dùng phản hồi rằng nếu phía EU kêu gọi bỏ án tử hình ở mọi tội danh, nếu bỏ qua vụ án Đồng Tâm vì yếu tố chính trị, thì những tội phạm xâm hại và hiếp dâm trẻ em sẽ được xử lý như thế nào? Kêu gọi quyền sống cho tội phạm, vậy điều luật này đòi được quyền sống cho các nạn nhân, đặc biệt là những cháu nhỏ - những người vốn có tâm sinh lý yếu ớt, còn có cả tương lai phía trước.
Trong vụ án Na Young, tháng 12 tới, tên tội phạm sẽ được ra tù, điều trớ trêu là hắn và gia đình sẽ chỉ ở cách gia đình nạn nhân khoảng 1km. Gia đình nạn nhân yêu cầu cơ quan thẩm quyền phía Hàn Quốc yêu cầu tên tội phạm chuyển nhà. Nhưng đáp lại, người vợ của tên tội phạm nói rằng không ai có quyền can thiệp vào việc gia đình họ ở đâu, làm gì, đó là nhân quyền. Sau nhiều lần nỗ lực nhưng không nhận được hồi đáp, gia đình nạn nhân phải đầu hàng và họ đã chủ động chuyển nhà, cách xa nơi mà tên tội phạm sinh sống.
Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi áp dụng khung hình phạt tử hình cho tội phạm hiếp dâm. Theo điều 142, Bộ luật Hình sự năm 2015, thì mức án tử hình có thể được áp dụng cho việc phạm tội hiếp dâm dưới 16 tuổi, các tình tiết tăng nặng được áp dụng, trong đó có các tình tiết như khiến các nạn nhân bị tổn thương cơ thể và tâm lý... Nếu tên tội phám gây ra vụ án Na Young ở Việt Nam, hắn chắc chắn sẽ bị tử hình.
Ngay cả việc nếu không bị án tử hình, những kẻ phạm tội hiếp dâm chắc chắn sẽ được “chăm sóc vô cùng nhiệt tình”, vì ngay cả giới tội phạm cũng vô cùng khinh bỉ thứ tội ác này. Thậm chí, có nhiều trường hợp mặc dù quan hệ "tự nguyện" với người dưới 16 tuổi, bị phát hiện ra, vẫn bị bế đi khám như thường.
Nhưng ở Việt Nam thì không, kẻ phạm tội hiếp dâm, xâm hại người dưới 16 tuổi hoàn toàn có thể bị truy tố khung hình phạt tử hình, và sự thực là đã có rất nhiều án tử hình đã được tung ra.
Luật pháp Hàn Quốc dường như khá là "tấu hài" và quá nhẹ nhàng với những tên tội phạm hiếp dâm và xâm hại trẻ em, phụ nữ. Có lẽ đó là yếu tố "nuôi dưỡng" những tên tội phạm biến thái, những tên yêu râu xanh, chúng luôn duy trì trong đầu một tâm thế rằng cứ phạm tội đi vì vẫn sẽ sống. Thậm chí, cư dân mạng Hàn Quốc còn có những kẻ tội tệ, đổ lỗi ngược lại cho những nạn nhân, như ăn mặc thoải mái, như việc bố mẹ không trông coi con cái cẩn thận... Những kẻ thất bại, thì sống trong tù cũng khác gì sống ngoài đời đâu nhỉ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét