Người cộng sản chân chính không có gì ngoài lý tưởng của họ.
Những người trong bộ máy cầm quyền của Việt Nam không ai được lọt vào danh sách các triệu phú hay tỷ phú dollar trên thế giới. Không phải họ chê tiền và cũng không phải họ không biết cách làm tiền. Song họ bị lý tưởng cộng sản ngăn họ lại. Lý tưởng cộng sản thường nhắc nhở họ thế này: “Lo cho dân cho nước trước hết nhé!”.
Cho nên có nhiều người, một khi lý tưởng bị phai nhạt thì lập tức biến chất.
Những người chưa phai mờ lý tưởng là hạnh phúc cho đất nước lại là nỗi bất hạnh cho những kẻ chống cộng. Chúng tức tối vì điều đó.
Không làm gì được những người Cộng sản kiên trung thì chúng tìm đến khái nhiệm “con ông cháu cha” để bươi móc. “Con ông cháu cha” trung thành với lý tưởng họ thì họ dùng là đúng rồi. Không lẽ đi dùng những kẻ chống lại lý tưởng đó? Thế là chúng lại tức tối điên cuồng hơn.
Rồi, chúng rêu rao về “tệ nạn tham nhũng”, làm như bộ máy cầm quyền toàn những kẻ tham nhũng không bằng. Đến khi nhà nước “đốt lò”, xử lý những kẻ tham nhũng thì chúng lại tức tối, chúng muốn nạn tham nhũng ở nước ta phải phát triển, phải tràn lan. Một lần nữa tình hình đất nước lại không đi theo con đường mà chúng muốn.
Chúng quay ra vu cáo là ở Việt Nam đang có “chiến dịch thanh trừng nội bộ”. Nhưng xét kỹ, những kẻ bị xử lý hành chính hay hình sự, dân ta thấy đều thích đáng cả, chẳng có oan sai chút nào. Chúng lại tức tối, lại tìm cách phá.
Thử hỏi, những người có lương tri nào một khi thấy chúng ta thành công trong phòng và diệt dịch Covid mà không vui, không ủng hộ? Ấy vậy mà thành công đó lại làm đám chống phá trong và ngoài nước hằn học, xuyên tạc. Chúng muốn dân ta phải nhiễm dịch nhiều hơn nữa, chết nhiều hơn nữa!
Ở đâu đó, những người cầm quyền thuộc tầng lớp trên, tầng lớp các ông chủ, đương nhiên họ đứng về phía các công chủ chứ không đứng về phía người làm thuê. Lợi nhuận mà họ thu được, họ không san sẻ cho người lao động mà chỉ trích ra một phần nhỏ để trả công, đủ nhiều để thủ tiêu các cuộc đấu tranh của người lao động, song vẫn tạo ra sự bất công, sự chênh lệch quá lớn giữa giàu và nghèo.
Chúng ta hãy điểm mặt một số người trong bộ máy cầm quyền của Hoa kỳ hiện nay coi họ thuộc về tầng lớp nào nhé.
Người đầu tiên, Thomas J. Barrack Jr. – Đương kim cố vấn và là bạn thân của đương kim Tổng thống Mỹ, chủ sở hữu Colony Capital. Dưới nó có khá nhiều công ty con chằng chịt và các công ty bình phong. Chỉ một công ty con đã có tổng giá trị là 1,4 tỷ USD trước khi đóng cửa vào năm 2012.
Cái tên thứ hai, Gary Cohn là cố vấn kinh tế trưởng đồng thời là giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia trong bộ máy của tổng thống đương nhiệm. Ông này từng là chủ tịch và giám đốc điều hành của định chế tài chính khổng lồ Goldman Sachs. Ấy thế mà lại được bổ nhiệm là kiến trúc sư trưởng cho kế hoạch cải tổ chính sách thuế.
Người thứ ba, thứ tư… cho đến thứ mười ba đều là những nhà tài phiệt. như Bộ trưởng thương mại Willbur Ross, người sở hữu trực tiếp ba công ty, còn lại là sở hữu chéo. Tiếp là Randal Quarles, Phó chủ tịch Quỹ dự trữ Liên bang (FED); Stephen Schwarzman – ông trùm phố Wall, đồng thời là chiếc cầu nối giữa Tập đại ca và Trump đại ca vân vân (những tài liệu này tôi lấy từ trang nhà của Steven Trần).
Vậy những nhà tài phiệt này, cứ mỗi lần bầu cử quốc hội từ tiểu bang, bang đến liên bang, đến tổng thống lại phải vung tiền ra để được đắc cử. Đắc cử rồi họ sẽ bảo vệ quyền lợi cho ai trước tiên? Cá nhân, gia đình, đồng đảng chứ ai vào đây nữa, sau đó mới đến dân và nước. Tôi nói vậy thể nào cũng có người phản đối. Song bạn cứ nghĩ mà coi, có ai bỏ tiền ra mà không tìm cách thu hồi và làm cho nó sinh sôi nảy nở?
Nước Mỹ trước ngày bầu cử tổng thống hai đảng lại bươi móc nhau. Hết luận tội bất thành, đến lợi dụng tình trạng phân biệt chủng tộc , đến thi coi ai chống Trung quốc nhiều hơn, đến đại dịch covid được cả thế giới ghi nhận là đứng đầu thiên hạ về số người nhiễm và số người chết, vài hôm nay lại rộ lên chuyện đương kim tổng thống trốn thuế, tránh thuế. Chẳng biết sẽ còn gì nữa? Kịch hay chắc còn ở phía trước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét